DẦU MÙ U

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh. Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.

daydreaming distracted girl in class

DẦU MÙ U

Giới thiệu về dược liệu

Dầu mù u là một loại tinh chất được chiết xuất từ hạt của cây mù u bằng phương pháp ép lạnh.

Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.

Có 3 loại chất béo cơ bản cấu tạo nên tinh dầu chiết xuất từ mù u gồm lipid trung tính, glycolipid và phospholipid. Ngoài ra, còn có một số thành phần hóa học khác có thể kế tới như như coumarin, hay calophyllolide.

Về đặc điểm nhận diện, dầu từ trái mù u thường lỏng sánh và mang màu xanh thẫm. Tinh chất này khi nếm có vị đắng và mùi hương vô cùng đặc trưng. Y học cổ truyền từ xa xưa đã thường xuyên sử dụng loại nguyên liệu này để chữa các loại bệnh lý về da đồng thời trị sẹo, hỗ trợ làm lành vết thương.

Đặc điểm tự nhiên

Cây có chiều cao tối đa 20m, đường kính lớn nhất lên tới 40cm.

Lá mù u thuôn dài, có màu xanh lục và hơi bóng, các gân lá xếp song song.

Hoa mù u có màu trắng, nhụy màu vàng mọc thành chùm. Hoa này nở quanh năm và rộ nhất vào mùa hè.

Quả mù u thuộc loại quả hạch, có hình tròn, to khoảng 2-3 cm. Sau khi trồng 4 năm, cây mới được thu quả, tháng 10 đến 12 là mùa quả chín.

Trong mỗi quả mù u có chứa 1 hạt. Hạt này có chứa tinh dầu màu xanh đen, đây chính là nguyên liệu được sử dụng để chiết xuất thành tinh dầu.

Thành phần hóa học

Dầu mù u được các nhà nghiên cứu phát hiện ra có chứa:

+Calophyllolide (có đặc tính chống viêm).

+Delta-tocotrienol (một dạng vitamin E).

+Một số chất chống oxy hóa.

Tác dụng và công dụng

+ Tác dụng chống lão hóa và tái tạo da, trị sẹo, ngăn ngừa nếp nhăn: Từ các acid béo, chất chống oxy hóa và chống lại tác hại từ các gốc tự do có trong thành phần; cùng với khả năng thúc đẩy tăng sinh tế bào và sản xuất collagen và glycosaminoglycan (GAG) mà dầu mù u đã thành công trong việc chống lão hóa và tái tạo da, trị sẹo.

+Điều trị mụn: Dầu mù u có hoạt tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương cao, chống lại các chủng vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá, bao gồm cả Propionibacterium acnes (P. acnes) và Propionibacterium granulosum (P. granulosum).

+Điều trị thâm: Công dụng trị thâm của dầu mù u khá phổ biến, tuy nhiên đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học nào chứng minh được công dụng này.

+Tác dụng chống nấm da bàn chân cho vận động viên: Dầu mù u có hiệu quả trong việc điều trị nấm da bàn chân cho động vận viên, tuy nhiên chưa có báo cáo khoa học đầy đủ về công dụng này.

+Có lợi cho tóc: Các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng có lợi của dầu mù u lên tóc tương tự như kem dưỡng ẩm, cùng với lịch sử sử dụng trong dân gian cho rằng dầu mù u có công dụng làm chậm quá trình rụng tóc.

+Điều trị côn trùng đốt: Dầu mù u được sử dụng trị côn trùng đốt khá phổ biến, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học cụ thể.

+Điều trị cháy nắng và bỏng: Các nhà nghiên cứu chưa chứng minh được cơ chế tác động đến vết bỏng của dầu mù u, tuy nhiên dầu mù u được biết đến với công dụng này rất phổ biến.

+Điều trị lông mọc ngược: Lông mọc ngược gây viêm và kích ứng gây đau, dầu mù u đã được chứng minh là chất chống viêm hiệu quả và dầu mù u có tác dụng giảm sựu khó chịu, tăng tốc độ hồi phục cho lỗ chân lông.

+Điều trị vảy nến: Kết quả của một nghiên cứu cho thấy calophyllolide, có trong chiết xuất của cây, có thể có tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương ở chuột. Một nghiên cứu năm 2012 cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​lá của cây này làm giảm viêm nhiễm trong các tế bào trong phòng thí nghiệm.

Cách dùng

Dầu mù u có tác dụng siêu linh hoạt nên có thể tìm thấy trong đa dạng các loại dầu dưỡng da mặt và cơ thể, kem dưỡng ẩm và huyết thanh (thậm chí là cả các sản phẩm chăm sóc tóc). Nhưng theo các bác sĩ da liễu, vai trò nổi bật nhất của dầu mù u là trong việc chăm sóc da, từ các mặt nạ, kem dưỡng ẩm hoặc điều trị vấn đề da tại chỗ.

Lưu ý khi sử dụng

+Người bệnh cần sử dụng dầu trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Với trị bệnh, loại dầu này chỉ có tác dụng tốt với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Bên cạnh đó hiệu quả mà mù u mang lại cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

+Dầu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và hoàn toàn không thể thay thế các loại thuốc đặc trị

+Không bôi trực tiếp dầu lên các vết thương hở đồng thời tránh tiếp xúc với niêm mạc mắt.

+Trước khi sử dụng người bệnh nên test thử trên một vùng da nhỏ. Chờ trong khoảng 30 phút, nếu da không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì chúng ta mới có thể dùng lâu dài. Bởi mù u cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, kích ứng da,…

+Phụ nữ mang thai, người có da nhạy cảm hay viêm da cơ địa hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
CHÙM RUỘT

CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay còn gọi là tầm duột, chùm giuột, là loại cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam. Cây chùm ruột không chỉ được ăn sống, làm cảnh mà còn là một cây thuốc hạ sốt, chữa các bệnh ngoài da như nhức đầu, ho, nổi mề đay, ghẻ ngứa.
administrator
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOẠT THẠCH

HOẠT THẠCH

Hoạt thạch là một loại chất khoáng màu trắng, dùng trong Y học dân gian, Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hoạt thạch có các công dụng như dùng làm phấn rôm, công dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu, dùng bảo vệ niêm mạc và da, sốt, viêm ruột,...
administrator
MỘC THÔNG

MỘC THÔNG

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông.
administrator