BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH THƯỢC

Đặc điểm tự nhiên

Bạch thược là một loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình ở khoảng 50-80cm. Cây mọc thành từng khóm với phần thân nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc, thẳng đứng.

Lá mọc so le, có cuống dài chia thành 3-7 thùy hình trứng hoặc mác thuôn. Chiều dài lá khoảng 8-12cm, chiều rộng khoảng 2-4cm với phần đầu nhọn.

Hoa có nhiều cánh màu trắng với phần nhị vàng và mọc to riêng lẻ ở ngọn thân. Mỗi hoa có tới vài chục hạt nhưng nhiều hạt lép.

Cây có nhiều rễ to, mập, rễ cái có thể dài tới 30cm với đường kính khoảng 1 – 3cm. Rễ cây có màu nâu với phần mặt cắt màu vàng trắng hay hồng nhạt.

Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 5 – 7, còn mùa quả khoảng tháng 8 – 9.

Bạch thược được trồng ở vùng Đông Bắc, Thiểm Tây và Nam Cam Túc ở Trung Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ và Siberia, Liên Xô. Hiện nay, loại cây này đã được di thực vào Việt Nam và được trồng nhiều ở SaPa. Tuy nhiên, nguồn dược liệu dùng trong nước hiện vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc là chủ yếu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của bạch thược là phần dùng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thời điểm thu hái rơi vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm ở những cây có tuổi thọ có ít nhất 4 năm tuổi.

Chế biến: Sau khi đào rễ sẽ đem giũ sạch đất cát, cắt bỏ rễ phụ và rễ con. Tiến đến tiến hành phơi khô. Có thể tẩm giấm hay tẩm rượu để sao qua.

Để giữ dược liệu được lâu cần đem sấy lưu huỳnh rồi bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Trong bạch thược có Benzoylpaeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Albiflorin, Paeoniflorin, 6’-O-Galloyl paeoniflorin, Paeonolide, Benzoylpaeonilorin, Paeoniflorigenone,...Và còn có tinh bột, tanin, Calcium oxalate, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.

Tác dụng

+Thành phần glucozit có tác dụng an thần và giảm đau, nhờ vào khả năng ức chế trung khu thần kinh. Đồng thời giúp chống hình thành huyết khối, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, hạ men transaminase và bảo vệ gan.

+Tác dụng giãn mạch máu ngoại vi và hạ huyết áp nhẹ nhờ cơ chế chống co thắt cơ trơn mạch máu

+Nước sắc từ bạch thược có tác dụng ức chế cơ trơn của dạ dày, ruột, tử cung. Cùng với đó còn có thể ức chế tiết dịch vị nhằm ngăn ngừa viêm loét.

+Nước sắc từ dược liệu còn được cho là có thể ức chế tụ khuẩn vàng, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ thương hàn cùng các loại nấm ngoài da.

+Tác dụng lợi tiểu, cầm mồ hôi tốt.

+Tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.

+Tác dụng hạ đường huyết, chống dị ứng.

+Có tác dụng bảo vệ thần kinh trong đột quỵ nhồi máu não.

Công dụng

Bạch thước có vị đắng, hơi chua, tính hàn sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

+Hỗ trợ điều trị ho gà, hen suyễn.

+Hỗ trợ điều trị chứng táo bón mãn tính.

+Điều trị viêm loét dạ dày.

+Điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ.

+Điều trị bệnh mạch vành.

+Hỗ trợ điều trị nhức mỏi đầu gối không thể co duỗi nhịp nhàng.

+Điều trị lo âu và trầm cảm.

+Hỗ trợ điều trị băng huyết rong kinh.

+Điều trị đau bụng, tiêu chảy.

+Điều trị kiết lỵ, lỵ ra máu mủ.

+Hỗ trợ điều trị sỏi thận.

+Điều trị hoa mắt, cơ run giật, ù tai, chân tay tê mỏi.

+Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống.

+Điều trị tai biến và chảy máu não do huyết áp cao.

+Điều trị chứng viêm tắc động mạch chi.

Liều dùng

Ngày dùng từ 8g đến 12g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng

+Cấm dùng khi ngực đầy, bao tử lạnh.

+Không dùng khi bị mụn đậu.

+Không dùng cho những người có huyết hư hàn.

 
Có thể bạn quan tâm?
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
DẠ MINH SA

DẠ MINH SA

Dạ minh sa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thiên thử thỉ, thạch can, hắc sa tinh, thiên lý quang, thử pháp, phi thử thỉ, lạn san tinh. Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT GIÁC

HUYẾT GIÁC

Huyết giác được dùng nhiều trong dân gian, có công dụng chữa ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch, tê thấp, ... Dùng huyết giác kết hợp với một số dược liệu khác sắc uống hoặc huyết giác ngâm rượu để xoa bóp.
administrator
TINH DẦU HÚNG QUẾ

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Húng quế (Basil) là một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi nhà, đặc biệt là ở một quốc gia nhiệt đối như Việt Nam – có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển. Thế nhưng, chiết xuất từ loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng của tinh dầu Húng quế và cách sử dụng nó nhé.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator