BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.

daydreaming distracted girl in class

BÌM BÌM BIẾC

Đặc điểm tự nhiên

Cây bìm bìm biếc là một loại thực vật dây leo. Thân cây dài và mảnh, xung quanh mọc lông rải rác. Lá mọc theo kiểu so le với phần cuống dài 5 – 9cm và phiến lá chia ra làm 3 thùy, đầu nhọn, gốc hình trái tim. Chiều rộng của lá khoảng 12cm, chiều dài khoảng 14 cm. Mặt trên của lá nhẵn và có màu xanh lục, còn mặt dưới nhạt và có lông ở các gân.

Hoa bìm bìm biếc mọc thành từng cụm ở vị trí ngay kẽ lá. Mỗi cụm có từ 1-3 hoa có màu lam nhạt hoặc tím

Quả bìm bìm biếc là dạng quả nang, có hình cầu nhẵn với đường kính khoảng 8mm và được bao bọc bên trong đài đồng trưởng, bên trong sẽ có khoảng 3-4 hạt, có màu đen và bề mặt ngoài có lông mềm.

Mùa hoa nở là từ tháng 7-9

Trên thế giới, cây bìm bìm biếc phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Philippin và Thái Lan. Còn tại Việt Nam, cây mọc hoang ở ven đường, bờ rào vườn,… của nhiều tỉnh thành, trong đó tiêu biểu là Thái Nguyên, Yên Bái và Lào Cai.

Bộ phần dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của bìm bìm biếc được sử dụng là nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Hằng năm, vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10, người dân sẽ tiến hành thu hái quả bìm bìm biếc đã chín nhưng chưa nứt để về sơ chế làm dược liệu.

Chế biến: Khi thu hái về, quả bìm bìm biếc sẽ được rửa sạch và phơi khô. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng đạp tách vỏ để sàng lấy hạt bên trong và làm sạch tạp chất.

Sau khi chế biến hạt bìm bìm biếc sẽ được bọc vào túi kín và bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Bìm bìm biếc chứa các thành phần chính sau:

Chất béo

Glucosid phacbitin (Purolic acid và Pharbitic acid)

Lysergol, Chanoclavine, Nilic acid, Gallic acid, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine

Tác dụng

+Hỗ trợ điều trị bí tiểu, tiểu không thông, đái rắt, đái buốt, đái ít, tiểu ra máu,...

+Hỗ trợ điều trị phù thũng.

+Diệt ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, sán

+Hỗ trợ điều trị đờm, ho suyễn do đờm ở phổi.

+Tăng độ lọc inulin ở thận.

Công dụng

Bìm bìm biếc có vị cay, tính nhiệt, hơi có độc nên sẽ có cách công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị bí đại tiểu tiện, phù thũng, ngồi nằm không được.

+Điều trị báng bụng do viêm thận mạn tính, xơ gan.

+Điều trị giun kim, giun đũa.

+Hỗ trợ điều trị chứng tâm thần phân liệt.

+Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan thể thủy khí tương kết.

+Điều trị chứng phù do viêm thận

+Có thể làm mờ các nốt tàn nhang, vết nám, chữa mụn trứng cá, làm mịn da mặt,...

Liều dùng

Sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp chung với một số dược liệu khác bằng cách sắc thuốc,...

Liều lượng sử dụng thông thường là từ 3 – 4 gram ngày (đối với các bài thuốc sắc). Tùy tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, thầy thuốc có thể yêu cầu người bệnh tăng hoặc giảm liều lượng để đảm bảo an toàn và đạt kết quả chữa trị tốt nhất.

Lưu ý

Vì bìm bìm biếc có tính hơi độc nên phải hỏi kỹ lời khuyên của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh và sức khỏe bản thân.

Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh nên cẩn trọng khi dùng bìm bìm biếc để chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm?
MẬT MÔNG HOA

MẬT MÔNG HOA

Dược liệu Mật mông hoa hay còn được gọi với các tên gọi khác như Lão mông hoa, Tiểu cẩm hoa, Kê cốt đầu hoa,... thường xuất hiện trong các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị những bệnh lý ở mắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Mật mông hoa còn có các tác dụng tuyệt vời khác như kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mạch máu hoặc cải thiện chức năng gan.
administrator
CÂY NỔ GAI

CÂY NỔ GAI

Cây nổ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây đinh vàng, cây bỏng nổ, cây méc ten, cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng. Cây nổ gai là cây thuốc thường được dùng trong phạm vi nhân dân. Cây nổ ra hoa quả rất nhiều hàng năm. Quả nổ gai lúc chín có thể ăn được và phát tán xa nhờ dòng nước. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẢO BẢN

CẢO BẢN

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
KHOAI NƯA

KHOAI NƯA

Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch. Họ: Ráy (Araceae) Tên gọi khác: Củ nưa, Khoai na, Quỉ cậu…
administrator