CẢO BẢN

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…

daydreaming distracted girl in class

CẢO BẢN

Giới thiệu về dược liệu 

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…

  • Tên thường gọi: Cảo bản.

  • Tên gọi khác: Cảo bổn, Thổ khung, Quỷ thần, Quy tân,…

  • Tên khoa học: Ligusticum sinensis Oliv hoặc Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga.

  • Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Đặc điểm nhận dạng

Cảo bản là cây thảo, sống lâu năm, cao 1 – 1,5 mét, thân thẳng, phía gốc màu tím tía. Thân rễ ngắn, hình cầu, đường kính 1 - 3 cm, mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.

Lá mọc so le, kép hai lần lông chim, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, phần gốc phát triển thành bẹ to ôm thân.

Hoa mọc thành cụm, cụm hoa ở ngọn thân và kẽ lá thành tán kép gồm 6 – 19 tán đơn dài ngắn không đều, mỗi tán đơn có 15 – 20 hoa nhỏ màu trắng.

Quả gồm hai phần quả dính nhau, hình thoi, mỗi phân quả dài khoảng 5 mm, có sống dọc, đầu bằng có vòi nhụy tồn tại.

Phân bố

Cảo bản là dược liệu có nguồn gốc từ 2 loài thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) là Ligusticum sinensis Oliv và Ligusticum jeholense. Cả 2 loài này vốn mọc tự nhiên, sau được trồng ở một số tỉnh thuộc Trung Quốc như: Hà Bắc, Nội Mông, Cát Lâm, Sơn Tây,…

Ở Việt Nam, cảo bản được nhập từ Trung Quốc. 

Bộ phận dùng

Thân rễ của cây hay còn gọi là củ Cảo bản, là bộ phận được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái, chế biến

Từ tháng 4 - 10 đào lấy rễ và thân rễ, cắt bỏ toàn bộ phần trên mặt đất, rửa sạch, phơi nguyên củ hoặc ủ mềm, thái lát rồi phơi khô.

Chọn loại củ có mùi thơm, đắng, không mối mọt.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, kín đáo. Tránh những nơi ẩm ướt, tránh mối mọt.

Cây cảo bản được sử dụng điều trị bệnh ở những người mắc phải tình trạng kinh nguyệt không đều

Thành phần hóa học 

Rễ và thân chứa tinh dầu, levistolid A, xiongterpen, acid linoleic, sucrose, daucosterol, acid ferulic và B sitosterol.

Tác dụng - Công dụng 

Thí nghiệm trên chuột cho thấy dầu trung tính Cảo bản có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau, an thần, giải nhiệt, chống viêm, có thể ức chế ruột, cơ bàng quang, giảm tốc độ hao hụt oxy, chống thiếu máu cơ tim và kéo dài thời gian sinh tồn trên chuột con.

Những công dụng của cảo bản gồm:

  • Chất chiết cồn có khả năng giáng áp, kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn nấm gây bệnh ngoài da.

  • Hạ huyết áp, giãn tĩnh mạch.

  • Hạ sốt.

  • Trị gàu ở da đầu.

  • Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ (ngày đèn đỏ, tới ngày, tới tháng)

  • Phát tán phong hàn, trừ phong thấp.

  • Chữa đau nhức ở đỉnh đầu do cảm lạnh, viêm mũi hoặc viêm xoang.

  • Đau nửa đầu.

  • Có khả năng tiêu viêm nên nó chữa được những chứng mụn nhọt, sưng lở, ghẻ lở, tróc đầu,...

Cách dùng - Liều dùng 

Dược liệu có thể sắc uống, tán bột hoặc bôi, đắp. Liều lượng khoảng 3 – 6gr/ 1 ngày.

  • Chữa đau đầu (chủ yếu ở đỉnh đầu) do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi hoặc do viêm mũi, viêm xoang gây đau đầu

Dược liệu: 12g cảo bản, 8g khương hoạt, 12g độc hoạt, 12g phòng phong, 12g mạn kinh tử, 6g xuyên khung, 6 g cam thảo.

Các dược liệu trên đem sắc nước uống, mỗi ngày thang.

Uống trong ngày, mỗi ngày 3 lần.

  • Chữa đầu có nhiều gàu

Dược liệu: cảo bản, bạch chỉ, lượng của hai dược liệu bằng nhau, tán thành bột mịn.

Cách 1:

Sát hỗn hợp bột lên đầu vào buổi tối trước khi ngủ.

Sáng hôm sau gội đầu.

Cách 2: 

Sắc lấy nước hai dược liệu trên, chờ nước ấm rồi lấy nước gội đầu.

  • Chữa đau nhức khớp do phong thấp

Dược liệu: 12g cảo bản, 12g phòng phong, 12g bạch chỉ, 6g cam thảo. 

Sắc lấy nước uống.

  • Chữa đau bụng do lạnh khi đang hành kinh, đang tới ngày, tới tháng, ngày đèn đỏ

Dược liệu: 4g cảo bản, 4g can khương, 4g mộc hương, 4g cam thảo, 4g phục linh, 4g phòng phong, 4g tế tân, 8g đan bì, 8g thương truật, 8g ô dược, 8g mạch môn, 8g quy đầu, 8g bán hạ, 8g ngô thù du.

Các dược liệu trên đem sắc nước uống. 

Mỗi ngày dùng 1 thang, sử dụng trong ngày.

Mỗi ngày uống 2 lần.

  • Chữa ghẻ lở ở trẻ em

Dùng cảo bản nấu nước tắm rửa cho bé. Đồng thời cũng lấy ít nước đó đem giặt quần áo của trẻ.

  • Chữa chứng đau nửa đầu

Dược liệu: 6g cảo bản, 3g xuyên khung, 5g phòng phong, 3g bạch chỉ, 3 g cam thảo, 2g tế tân.

Sắc nước uống, uống sau bữa ăn, chia 2 lần uống nóng.

Lưu ý

Không dùng khi nhức đầu do thiếu máu.

Không dùng cho người hay nóng bức, phát nhiệt trong người hoặc không bị nhiễm gió lạnh.

Không dùng cho người bị đau đầu do huyết hư.

Không tự chế biến thêm các loại dược liệu cùng cảo bản.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. Nếu gặp bất kỳ phản ứng, dị ứng, tác dụng phụ, biểu hiện, triệu chứng,… khi sử dụng dược liệu thì phải đến trung tâm y tế gần nhất để phòng những trường hợp rủi ro xảy ra.

 

Có thể bạn quan tâm?
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
LÁ SEN

LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator