KHOAI NƯA

Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch. Họ: Ráy (Araceae) Tên gọi khác: Củ nưa, Khoai na, Quỉ cậu…

daydreaming distracted girl in class

KHOAI NƯA

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch.

Họ: Ráy (Araceae)

Tên gọi khác: Củ nưa, Khoai na, Quỉ cậu…

Đặc điểm thực vật

Khoai nưa là cây thảo, sống lâu năm, cao 50-70 cm. Thân củ to, hình cầu dẹt mặt dưới lồi ra có nhiều u tròn, mang rễ con, mặt trên lõm xuống. Vỏ ngoài màu nâu, thịt màu vàng nhạt, ăn hơi ngứa.

Lá đơn, màu xanh lục nâu có đốm trắng, cuống dài. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh tiếp tục chia đốt. Phiến lá xẻ thùy sâu, hình lông chim,thùy cuối có hình quả trám thuôn phần đầu nhọn.

Cụm hoa mọc thẳng đứng, trên cuống dài. Hoa không có bao, hoa đực có nhị rời, hoa cái có bầu hình trứng, mùi hơi khó chịu. Quả là dạng quả mọng. 

Mùa hoa: cuối hạ đầu thu.

Phân bố, sinh thái

Khoai nưa làưa ẩm, chịu bóng, chịu hạn rất tốt nên thường mọc ở những nơi khô ráo, dưới các tán cây rừng, mọc ở vùng nhiệt đới, châu Phi, một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi như vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang,... và các tỉnh miền Trung bởi đây là một nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân củ (Củ Khoai nưa)

Thu hái, chế biến

Thu hái sớm khi chưa già vì khoai thường bở và ít ngứa hơn, vào tháng 9-10. Nếu để quá vụ mới thu hoạch thì sượng, không bở mà ngứa còn để sang năm thì ngứa nhiều không ăn được. Có thể dùng trực tiếp hoặc phơi khô làm dược liệu

Thành phần hóa học 

Trong 100g củ khô chứa tinh bột 75,16g, lipid 0,98, protein 12,5g, dẫn xuất không protein 3,27, tro 4,42, cellulose 3,67… Trong đó, tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ.

Tác dụng - Công dụng 

Khoai nưa có tác dụng trị các chứng đau nhức, ho có đờm, ăn uống không tiêu, liệt nửa người, mụn nhọt. Ngoài ra còn có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đường huyết, hỗ trợ rối loạn lipid máu

Cách dùng - Liều dùng 

Dạng thuốc sắc: 4-12g.

Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.

Lưu ý

- Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng.

- Nên xử lý bằng nước vo gạo, vôi trước khi dùng để bớt ngứa.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HƯƠNG THẢO

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator
KHỔ SÂM

KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator