KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….

daydreaming distracted girl in class

KIM TIỀN THẢO

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi

- Họ Đậu (Fabaceae)

- Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….

Đặc điểm thực vật

Kim tiền thảo là loại cây sống lâu năm, thân thảo, mọc bò trên mặt đất.

Lá mọc so le, gồm 1 – 3 chét. Lá chét giữa có hình mắt chim, các lá bên có hình bầu dục. Mặt trên màu xanh lục, mặt dưới phủ lông trắng bạc, khi sờ vào có cảm giác mềm mại.

Hoa mọc thành chùm, ở nách lá hoặc đầu ngọn thân, Tràng hình bướm, màu tía. Hoa màu hồng, mỗi chùm có 2 – 3 hoa.

Quả loại đậu, bên trong có 4 – 5 hạt nhỏ.

Mùa hoa: tháng 6-9, mùa quả: tháng 9-10. 

Phân bố, sinh thái

Kim tiền thảo là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu được sự khô hạn, thường mọc hoang ở ven rừng, đất bỏ hoang hoặc vùng đồi núi cao khoảng 600 mét ở các tỉnh phía nam nước Trung Quốc và nước Lào. 

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở vùng đồi núi và trung du như Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân, cành và lá của cây 

Thu hái, chế biến

Thu há vào mùa hè. Sau đó rửa sạch, để ráo nước và phơi khô dùng dần

Thành phần hóa học 

Trong Kim tiền thảo có thành phần hóa học như: polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid (isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,…), coumarin, tanin,…

Tác dụng - Công dụng 

Kim tiền thảo được dùng để chữa: sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, các bệnh viêm, phù thũng, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu. Ngoài ra dược liệu còn dùng trị ghẻ lở, mụn nhọt, bệnh trĩ, quai bị, bị bỏng, rắn độc cắn.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng: 20 – 40 g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc, pha trà, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn hoặc cao loãng,… Nếu dùng dược liệu tươi, có thể tăng gấp đôi liều lượng.

Lưu ý

- Không nên sử dụng đối với người bị tỳ hư, tiêu chảy

- Phụ nữ có thai không nên dùng

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
THẦU DẦU

THẦU DẦU

Thầu dầu là một loại dược liệu đa số trồng để lấy hạt (đậu). Dầu thầu dầu sản xuất từ hạt chín đã bỏ vỏ, được sử dụng trong Y học từ rất lâu đời với công dụng điều trị táo bón, sử dụng trước nội soi ruột kết, và cũng như nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, phần vỏ của hạt Thầu dầu lại chứa độc tố có tên là ricin. Thành phần này đã được thử nghiệm như một tác nhân trong chiến tranh hóa học, được tinh chế và tạo ra ở dạng hạt rất nhỏ có thể hít vào được. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thầu dầu, công dụng đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator