DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.

daydreaming distracted girl in class

DẦU CÂY TRÀ

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.

Thành phần hóa học

Mặc dù dầu cây trà có chứa hơn 100 hợp chất nhưng ISO chỉ định 15 hợp chất hàng đầu. Đây là hợp chất cần thiết để một sản phẩm được dán nhãn ”Dầu cây trà”. Các hợp chất chính trong dầu tràm trà là Pinene, Sabinene, Terpinene, D-Limonene, Q-Cymene, 1,8-Cineol (eucalyptol), F-Terpinene, Terpinolene, Terpinen-4-ol, Terpineol, Aromadendrene, Ledene (viridoflorene), C-Cadinene, Globulol, Viridiflora.

Tác dụng và công dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Dầu tràm trà được người bản địa dùng để trị ho, cảm cúm, và đắp lên vết thương từ rất lâu đời. Từ những năm 90 đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về tính kháng khuẩn của loại dầu này được thực hiện.

+Hoạt tính kháng khuẩn của dầu trà trên các vi khuẩn trên da như: Tụ cầu vàng, Enterococcus faecalis, trực khuẩn mủ xanh P. aeruginosa, vi khuẩn gây mụn trứng cá Propionibacterium acnes, liên cầu Streptococcus pyogenes… Hoạt tính kháng sinh hầu hết theo cơ chế diệt khuẩn.

+Tác dụng kháng nấm: Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào loại nấm Candida albicans. Đây là một loại nấm gây nhiều bệnh lý khác nhau ở người nếu mắc phải. Dầu cây trà làm thay đổi tính thấm của thành tế bào nấm, ức chế sự phát triển của nấm, kể cả ở dạng bào tử nấm.

+Tác dụng kháng virus: Dầu cây tràm trà lần đầu được thử nghiệm lên virus khảm thuốc lá. Gần đây, có các nghiên cứu trên virus HSV-1 và HSV-2 cho thấy, tràm trà ức chế hoạt động phát triển của virus. Tuy nhiên, các chủng virus nghiên cứu hiện nay còn hạn chế.

+Tác dụng chống ký sinh trùng: Hai nghiên cứu cho thấy dầu cây trà có tác động lên kí sinh trùng. Thông qua việc giảm 50% sự sinh trưởng của Leishmania major và Trypanosoma brucei. Và tiêu diệt hoàn toàn Trichomonas vaginalis thì thật sự có triển vọng.

+Tác dụng chống viêm: Terpinen-4-ol là thành phần chính có thể làm giảm sản xuất các hóa chất trung gian gây viêm được tạo ra từ các tế bào đơn nhân. Ngoài ra, bôi tại chỗ có tác dụng điều chỉnh tình trạng phù nề, điều chỉnh sự giãn mạch và thoát mạch huyết tương. Tình trạng này liên quan đến phản ứng quá mẫn do tiếp xúc ở chuột thí nghiệm.

Bảo quản

+Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi mất tác dụng của tinh dầu.

+Không để ngâm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hỏng tinh dầu.

+Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng/

Lưu ý khi sử dụng

+Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

+Không ăn, uống hay để tinh dầu rơi vào mắt và vùng nhạy cảm.

+Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.

+Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
MỦ TRÔM

MỦ TRÔM

Nhắc đến Mủ trôm, ở nước ta ai ai cũng nghĩ đến một loại thực vật thường được sử dụng để làm nước mát, nước giải khát cho những ngày hè nóng oi bức hoặc cần sự thanh mát cho cơ thể. Mủ trôm thường được pha chế trong các thức uống mát như sâm bổ lượng hoặc nước hạt é. Bên cạnh đó, Mủ trôm còn là một vị thuốc có những công dịch có ích cho sức khỏe.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BÁN CHI LIÊN

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
THỎ TY TỬ

THỎ TY TỬ

Thỏ ty tử là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thỏ ty tử, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
MẬT MÔNG HOA

MẬT MÔNG HOA

Dược liệu Mật mông hoa hay còn được gọi với các tên gọi khác như Lão mông hoa, Tiểu cẩm hoa, Kê cốt đầu hoa,... thường xuất hiện trong các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị những bệnh lý ở mắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Mật mông hoa còn có các tác dụng tuyệt vời khác như kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mạch máu hoặc cải thiện chức năng gan.
administrator