HOA ĐÀO

Hoa đào là một loài hoa vô cùng phổ biến đối với người dân Việt Nam đặc biệt là những người dân miền bắc nước ta. Không chỉ phổ biến trong dịp lễ tết của dân tộc Việt Nam ta mà hoa đào còn có công dụng chữa bệnh không hẳn ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOA ĐÀO

Đặc điểm tự nhiên

Cây đào là cây thân gỗ nhỏ, cao tối đa 10 m.

Rễ cây là loại rễ cọc, phân nhánh nên có khả năng chịu hạn tốt.

Lá hình mũi mác, dài 7 – 15 cm và rộng 2 – 3 cm, thường rụng lá sớm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá.

Hoa mọc ở nách lá, đơn hay có đôi, màu hồng, đậm nhạt tùy giống.

Hoa thường nở đúng dịp Tết nguyên đán với màu sắc rực rỡ nên từ xa xưa, chưng đào ngày tết đã là một truyền thống của người dân Việt Nam. Quả đào là một trong những loại quả hạch. Nghĩa là trong thịt quả, hạt được bao bọc bởi một lớp vỏ gỗ cứng. Thịt màu vàng hay ánh trắng. Lớp vỏ quả thường có lông tơ mềm như nhung. Khi chín thường có màu hồng nhạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hoa đào là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Chế biến: Sau khi thu hái đem hoa đi rửa sạch, sau đó phơi khô và để dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Chiết xuất của hoa đào rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào dung môi phân tách. Chủ yếu, hoa đào chứa hàm lượng axit oleic và linoleic cao, nhiều hợp chất phenol, flavonoid và tinh dầu. Các chiết xuất của hoa đào chứa nhiều tác nhân chống oxy hoá như DPPH, Ferric- Thiocyanate and Rancimat.

Tác dụng

Qua một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật, người ta phát hiện ra rằng, chiết xuất từ hoa đào có khả năng ức chế hình thành hắc sắc tố melanin. Từ đó giúp làm nám da, tàn nhang, giúp da trắng hồng mịn màng. Ngoài ra, hoa đào còn giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm giúp cải thiện độ săn chắc cho làn da. Một số nghiên cứu còn báo cáo chiết xuất của nó có tác dụng chống lại các tia UVA và UVB.

Công dụng

Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị táo bón.

+Điều trị đau eo lưng.

+Điều trị thủy thũng.

+Điều trị liệt dương.

+Điều trị sỏi thận.

+Điều trị bế kinh.

+Điều trị chứng đại tiện không thông.

Liều dùng

Ngày dùng từ 3 - 5g hoa đào, nấu lấy nước uống trong ngày (cần lưu ý rằng hoa đào sau khi phơi xong thì chỉ dùng trong thời hạn 1 năm, để lâu thì hoa sẽ mất tác dụng).

Lưu ý khi sử dụng

Hoa đào vốn quen thuộc trong cuộc sống chúng ta. Bên cạnh những bài thuốc y học cổ truyền, loài hoa này còn được dùng để chế biến mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hoặc những món tráng miệng. Mặc dù chưa ghi nhận nhiều tác dụng phụ song người dùng nên lưu ý khi sử dụng loài hoa này, nhất là các loại mỹ phẩm.

 

Có thể bạn quan tâm?
LIÊN TU

LIÊN TU

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sen đứng hàng đầu trên thế giới khi cung cấp từ vài trăm đến hàng nghìn tấn hạt sen cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước khác mỗi năm.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
MẬT ONG

MẬT ONG

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,…
administrator
DÂY ĐAU XƯƠNG

DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator