DÂY ĐAU XƯƠNG

Dây đau xương, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, cây đau xương, khau năng cấp. Dây đau xương là loại dược liệu mọc hoang khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Dây đau xương có vị đắng, tính mát, có tác dụng mạnh gân cốt, trừ phong thấp được sử dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY ĐAU XƯƠNG

Đặc điểm tự nhiên

Dây đau xương là một loại dây leo bằng thân quấn, dài 8 – 10m. Thân hình trụ, màu xám, có nốt sần và có lông. Lá mọc so le, hình tim, đầu tù hay nhọn, dài 10 – 12cm, rộng 8 – 10cm, lá có 5 gân rõ, hình chân vịt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, màu trắng nhạt.

Hoa mọc ở kẽ lá thành chùm đơn độc hoặc nhiều chùm tụ lại, có lông tơ màu trắng nhạt, hoa màu vàng lục, đài 2 vòng, tràng có 6 cánh đối diện với lá đài trong, có lông tuyến ở gốc, nhị 6, bao phấn hình vuông.

Quả hạch hình bầu dục hoặc hình tròn, khi chín màu đỏ, chứa dịch nhầy bao quanh 1 hạt hình bán cầu.

Mùa hoa quả: Tháng 3 – 4.

Dây đau xương mọc hoang nhiều tại các địa phương ở nước ta. Ở Việt Nam, Dây đau xương mọc hoang ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp với độ cao dưới 800m, nhiều nhất ở tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn,… Ngoài ra loài thực vật này cũng mọc hoang ở một số tỉnh của Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dây đau xương có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái hái, đem dược liệu đi rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Cây dây đau xương chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm alkaloid, glycoside phenolic, tinosinesid A và B, dinorditerpen glucoside,…

Tác dụng

+Tác dụng gây động dục: Trong một bài thuốc bổ thận có 9 vị bao gồm dây đau xương dùng để trị đau lưng, mỏi gối, đã được thử tác dụng nội tiết sinh dục bằng cách cho chuột nhắt cái thiến uống có tác dụng gây động dục.

+Hiệu lực chống viêm: Trong một bài thuốc chữa viêm khớp có 5 vị bao gồm dây đau xương được thử nghiệm dược lý và dược lâm sàng đã chứng minh có hiệu lực chống viêm.

+Tác dụng ức chế hoạt tính co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin: Dây đau xương có tác dụng ức chế hoạt tính co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm trên ruột cô lập.

+Tác dụng trên huyết áp, thần kinh trung ương: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy dây đau xương có ảnh hưởng trên huyết áp, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương khi quan sát các hiện tượng bên ngoài của động vật thử nghiệm. Bên cạnh đó, dây đau xương còn có tác dụng hiệp đồng với các thuốc ngủ, tác dụng an thần và lợi tiểu.

Công dụng

Dây đau xương có vị đắng, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu.

+Điều trị rắn cắn.

+Điều trị chứng bong gân và sai khớp.

+Điều trị chứng thấp khớp.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị sưng đỏ mu bàn chân và đầu gối sưng đau.

+Điều trị đau nhức cơ thể và xương khớp do bệnh phong thấp.

+Điều trị chứng chân tay tê mỏi, đau nhức ở người cao tuổi.

+Điều trị chứng đau thần kinh tọa.

+Điều trị chứng thấp khớp mãn tính.

+Điều trị chứng liệt nửa người bên phải.

+Điều trị chứng tổ đỉa.

+Điều trị bệnh phong thấp gây đổ mồ hôi, người nhức mỏi, suy nhược.

+Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

Liều dùng

Dược liệu thường được dùng ở dạng sắc hoặc sử dụng ở dạng xoa bóp ngoài da. Liều dùng từ 10 – 12g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
TIỀN HỒ

TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...
administrator
BÍ KỲ NAM

BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator