AN NAM TỬ

An Nam Tử được sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc chữa chứng ho khan, ho đờm, viêm họng mãn tiếng, khàn tiếng, chảy máu cam cho trẻ nhỏ và một số công dụng khác.

daydreaming distracted girl in class

AN NAM TỬ

GIỚI THIỆU

An Nam Tử (hay đười ươi, cây thach, ươi bay, bàng đại hải...) có tên khoa học là Scaphium macropodum. Thuộc chi Ươi, họ phụ Trôm của họ Cẩm Quỳ. Dược liệu này được dân gian sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc chữa chứng ho khan, ho đờm, viêm họng mãn tiếng, khàn tiếng, chảy máu cam cho trẻ nhỏ và một số công dụng khác.

Nguồn gốc của tên gọi bắt nguồn từ tên gọi An Nam (tên của người Trung Quốc gọi nước ta thời bấy giờ). Loại cây này chỉ có ở nước ta lại có công dụng chữa bệnh hiệu quả nên được gắn cho loại cây này là An nam tử.

Mô tả

Cây thuộc họ Trôm, to cao 30 đến 40m hoặc hơn. Cây có đường kính thân 0,8 - 1m, thân có thể cao 10 - 20m mà chưa phân nhánh. Cành cây có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn.

Lá cây mọc tập trung ở đỉnh cành, phiến to dài 10 - 20cm, rộng 6 - 12cm. Thường lá có 3 thuỳ, nhất là lá non. Mặt trên lá màu lục, mặt dưới màu nâu hay ánh bạc

Hoa nhỏ, không cuống, hợp thành chùm 3 - 5 bông. Quả nang với 1 - 5 quả đại cao 10 - 15cm (tới 24cm), mặt ngoài màu đỏ.

Phân bố

Cây khá phổ biến ở miền Nam nước ta như Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Bình Thuận.

Ngoài ra, an nam tử còn được tìm thấy ở một số nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, các đảo thuộc Malaysia.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Bộ phận dùng

Là hạt. Do trong hạt có nhiều đặc tính của dược phẩm nên thường được dùng để làm thuốc.

Thu hái

Người ta thường thu hoạch hạt vào cuối Xuân đầu Hạ, vào khoảng tháng 4-5 trước khi hạt chín. 

Chế biến

Khi đem ngâm nước, vỏ trong của hạt ngấm nước làm cho hạt nở to gấp 8 - 10 lần thể tích khi khô. Nó cho ra một chất nhầy màu nâu nhạt,trong, vị hơi chát và uống mát. Người ta thường thêm đường vào uống giải khát.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Hạt An nam tử gồm 2 phần, phần thân chiếm khoảng 35%và phần vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chứa chất béo (2,98%), tinh bột và sterculin, bassorin. Phần vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tanin.

Thành phần đường chủ yếu trong An nam tử là Galactose, Pentose và Arabinose.

CÔNG DỤNG

Theo Đông Y, An nam tử có vị ngọt, nhạt, tính mát. Được quy kinh Phế, vị thuốc này có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yếu hầu (tức là điều trị các bệnh đường hô hấp gây ho, nóng rát cổ họng). Nó có tác dụng thanh trường thông tiện (tức là làm mát đường tiêu hoá, giúp đại tiện thuận lợi).

Theo các tài liệu hiện nay, dược liệu chữa các bệnh nhiệt, nóng trong người, sốt âm ỉ, ho khan, đau họng, đại tiện khô bón, mụn lở. Hạt an nam tử được xem là một loại thuốc bổ mát, thêm dịch cho cơ thể, không gây hại.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Theo Y học cổ truyền

An nam tử có tác dụng tán bế, uất hỏa (theo Trung Dược Học) và làm trong tiếng, thanh phế nhiệt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu), được sử dụng để điều trị các chứng ho thông thường, ho khan, ho có đờm, khàn tiếng, mất tiếng, viêm amidan mãn tính, chứng chảy máu cam ở trẻ nhỏ.

CÁCH DÙNG

Cách dùng: Sau khi tách bỏ lấy phần hạt, đem những phần hạt ngâm trong nước cho hạt to gấp 8-10 lần. Dùng những quả An nam tử để hãm cùng với nước trà, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc như: Cam thảo, Kim ngân hoa, Bản lam căn, Mạch môn đông,… Dùng thuốc để thay thế cho nước trà.

Liều lượng: Dùng 2 – 6 quả cho một lần sử dụng.

BÀI THUỐC

Bài thuốc từ An nam tử chữa mất tiếng, khàn tiếng, tắt tiếng, các chứng ho không đờm

  • Dùng 2 quả An nam tử, đem ngâm cùng với một ít nước sôi (thực hiện như cách hâm nước trà). Dùng thuốc để uống thay nước trà. Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.

Bài thuốc từ An nam tử chữa mất tiếng, ho khan, họng nóng rát, viêm lợi, đau lợi

  • Dùng 5 quả An nam tử cùng với 3 gam Cam Thảo. Đem hai nguyên liệu trên hâm với nước sôi để dùng. Người bệnh nên dùng thuốc để thay cho nước trà. Nếu cảm thấy khó uống có thể thêm một ít đường để sử dụng.

Bài thuốc từ An nam tử chữa khàn tiếng, ho khan nhưng không có đờm, đau họng, chảy máu cam, cốt chưng nội nhiệt

  • Dùng 3 quả An nam tử cùng với 15ml mật ong. Đem An nam tử hãm với nước sôi hòa với một ít mật ong để uống thay cho nước trà.

Bài thuốc từ An nam tử chữa viêm họng, viêm amidan cấp tính

  • Dùng An nam tử, Mạch môn đông, Bản lam căn mỗi vị 5 gram cùng với 3 gam Cam thảo. Đem các nguyên liệu trên hãm cùng với nước sôi và sử dụng thay cho nước trà. Dùng khi bệnh tình dần được cải tiến.

  • Dùng 5 gam An nam tử, 16 gam Kim Ngân Hoa (khô) 4 gam Bồ công anh, 2 gram Bạc hà và 1 gram Cam thảo. Đem các nguyên liệu trên rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem hãm với nước sôi và sử dụng như nước trà. Dùng thuốc mỗi ngày đến khi bệnh tình dần được thuyên giảm.

Bài thuốc từ An nam tử chữa chảy máu cam cho trẻ em

  • Dùng 2 – 5 quả An nam tử, đem đi sao vàng rồi nấu cùng với một ít nước rồi cho trẻ uống trong ngày. Chứng chảy máu cam sẽ dần tiêu biến.

LƯU Ý

Không sử dụng những bài thuốc có chứa An Nam tử cho các đối tượng sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này

  • Phế có đờm ẩm hoặc bị phong hàn

Người bệnh không tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có chỉ định từ giới chuyên môn. Bên cạnh đó cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ hoặc lương y có chuyên môn.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
LÁ KHÔI

LÁ KHÔI

Lá khôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây khôi tía, cây khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê, chẩu mã thái, cây độc lược. Cây Khôi hiện nay được trồng nhiều tại các vùng núi phía bắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa hiệu quả trong việc chữa khỏi 1 số bệnh. Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY TỲ BÀ

CÂY TỲ BÀ

Cây tỳ bà là cây thuốc quý, thuộc thân nhỡ cao 5-8m, cành non có nhiều lông. Đồng thời là loại dược liệu quen thuộc trong Đông y với tác dụng chữa ho, tiêu đờm, nôn mửa, cảm lạnh, chữa viêm phế quản, hen suyễn,...
administrator
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong y học cổ truyền và đặc biệt được coi là một trong những thảo dược quý nhất. Với các thành phần đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, Đông trùng hạ thảo đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Trong bối cảnh mà sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của con người, Đông trùng hạ thảo là một dược liệu đáng để quan tâm và tìm hiểu.
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
MUỐI BIỂN

MUỐI BIỂN

Muối biển là muối được sản xuất bằng cách làm bay hơi nước biển, các tinh thể của muối biển thường khá lộn xộn và không đồng nhất với nhau vì chúng được sản xuất trực tiếp từ nước biển và qua ít công đoạn xử lý, chế biến.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator