CÂY TỲ BÀ

Cây tỳ bà là cây thuốc quý, thuộc thân nhỡ cao 5-8m, cành non có nhiều lông. Đồng thời là loại dược liệu quen thuộc trong Đông y với tác dụng chữa ho, tiêu đờm, nôn mửa, cảm lạnh, chữa viêm phế quản, hen suyễn,...

daydreaming distracted girl in class

CÂY TỲ BÀ

Giới thiệu về dược liệu 

  • Cây tỳ bà là cây thuốc quý, thuộc thân nhỡ cao 5-8m, cành non có nhiều lông. Đồng thời là loại dược liệu quen thuộc trong Đông y với tác dụng chữa ho, tiêu đờm, nôn mửa, cảm lạnh, chữa viêm phế quản, hen suyễn,...

  • Tên gọi khác: Nhót tây, Tỳ bà diệp, Ba diệp, Nhót Nhật Bản,…

  • Tên khoa học: Eriobotrya japonica

  • Tên y khoa: Folium Eriobotryae

  • Họ khoa học: họ Hoa hồng (Rosaceae)

Cây tỳ bà có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Quốc và Nhật Bản

Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

  • Cây tỳ bà có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là loài cây ưa khí hậu ẩm mát, vào mùa đông ở Trung Quốc và Nhật bản khi nhiệt độ chỉ -10 độ C cây vẫn có thể sống được tốt.

  • Ở Việt Nam, cây tỳ bà đã được trồng và mọc hoang ở nhiều địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội,...

  • Cây tỳ bà phát triển tốt ở vùng đất mùn trên núi, có thể hơi chua và ít sỏi đá. Đồng thời loại cây này cũng dễ trồng và có thể trồng bằng cành chiết, chồi rễ hoặc hạt.

Bộ phận sử dụng

Lá của cây tỳ bà là bộ phận dùng làm thuốc. Lá được chọn là lá dày, không non cũng không già, lá nguyên, không sâu, không úa, có màu xanh lục hoặc hơi nâu hồng.

Đặc điểm thực vật

Tỳ bà có chiều cao trung bình từ 5-8m. Lá của nó có răng cưa ở mặt trên và ở mặt dưới có màu xám hoặc vàng nhạt, nhiều lông; mọc so le, phiến lá có hình mác, đầu nhọn, rộng 3-8cm và dài 12-30cm. 

Hoa của cây tỳ bà mọc nhiều thành từng chụm, không có cuống, đường kính 15-20mm và có lông màu hung đỏ. 

Quả thịt dày, có màu vàng và một ít lông, thường xuất hiện vào khoảng tháng 4-5.

Thu hái và sơ chế

Thời điểm thích hợp để thu hái là khoảng từ tháng 4 đến tháng 5. Khi thu hái xong cần lau sạch lông phủ rồi đem rửa và phơi khô.

Một số cách sơ chế lá của cây tỳ bà được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Đầu tiên chải bỏ hết lông tơ trên lá, sau đó rửa sạch và phơi khô. Có thể đem cắt sợi và tiến hành phơi khô nếu lá còn hơi ẩm. Có thể rửa lá bằng nước cam thảo hoặc mỡ sữa thoa khắp lá và đem nướng.

  • Lá tỳ bà đã cắt sợi đem trộn đều với mật ong cùng nước sôi, rồi đậy kín cho thấm. Sau khi thấm, bỏ chúng lên chảo và đảo trên lửa nhỏ cho thật khô rồi lấy ra để nguội.

  • Tẩm gừng sao vàng.

Thành phần hóa học 

  • Trong cây tỳ bà có chứa một số thành phần chính như axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.

  • Trong lá tỳ bà có chứa triterpene (tính chất chống viêm), acid tormentic, nerolidol, saponin, farnesol, amygdalin, ursolic acid, oleanolic acid, tartaric acid, citric acid, malic acid, tannin, vitamin B và C, sorbitol,...

  • Trong hạt có amydalin và HCN.

  • Quả có chứa khoảng 80 chất tạo mùi thơm. Một số chất có trong quả như: alcol, carbonyl, hexanal, bezaldehyd,...

  • Thịt quả chứa đường (chủ yếu fructose, glucose, sucrose), acid malic, acid formic, acid oxalic, acid aspartic, valin, acid glutamic, serin, alanin… Hàm lượng đường quả chín cao gấp 2 lần so với quả chưa chín. 

Tác dụng - Công dụng 

Trị hen do phế nhiệt

  • 12g lá tỳ bà sao mật 

  • 12g bạch tiền 

  • 14g tang bạch bì

  • 8g cát cánh

Tất cả các dược liệu trên cho đem cho vào nồi đun nhỏ với 300ml nước, chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. 

Chú ý: mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc duy nhất.

Trị nổi mề đay

  • 250g lá tỳ bà tươi đã được cạo bỏ lớp lông bên ngoài, rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. 

  • Hấp cách thủy với đường phèn

  • Chia thành nhiều lần uống và chỉ sử dụng hết lượng thuốc trong ngày.

Trị miệng đắng, ho hoặc có đờm vàng đặc

  • 12g lá tỳ bà

  • 12g vỏ rễ dâu tằm

  • 12g quả dành dành

  • 12g sa sâm  

  • 8g hoàng bá 

  • 8g hoàng liên

  • 4g cam thảo 

Cho các dược liệu trên vào ấm, sắc chung với nước trên lửa nhỏ. 

Chú ý: mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc duy nhất.

Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết

  • 9g tỳ bà diệp

  • 9g hạt bí đao

  • 9g sa sâm  

  • 9g sinh ngưu bàng tử   

  • 9g qua lâu bì 

  • 9g mã đậu linh 

  • 9g xạ can 

  • 3g xuyên bối mẫu

  • 3g thuyền toái  

  • 3g sinh cam thảo 

Tất cả các dược liệu trên cho vào ấm, sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút một nửa. 

Chia ra uống 3 lần trong ngày.

Sử dụng khi nước thuốc còn ấm.

Chữa ho gà

  • 120g lá tỳ bà

  • 120g rễ cỏ tranh 

  • 63g tỏi củ 

  • 125g bách bộ 

  • 20g xơ mướp

Cho các dược liệu trên đem sắc chung với 2,5 lít nước cho đến khi nước rút tầm 500ml. Chia mỗi ngày dùng 3 lần, đến khi triệu chứng dứt hẳn.

Chữa hôi miệng

  • 3g lá cây tỳ bà

  • 1g hắc phàn

  • 2g kha tử

Tất cả dược liệu trên sắc chung với nước lọc, ngậm khoảng 5 – 10 phút.

Sử dụng mỗi ngày 3 – 5 lần. 

Lưu ý: chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.

Chữa chảy máu cam 

Lá tỳ bà lau sạch lông, sao vàng, tán nhỏ. 

Sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 4 – 8g và uống cùng nước chè.

Trị hoa mắt và đầu váng 

  • 20g lá tỳ bà

  • 40g chích thảo

  • 20g hậu phác

  • 40g mạch môn 

  • 40g mộc qua

  • 20g đinh hương

  • 30g hương nhu, 

  • 40g mao căn 

  • 20g trần bì

  • 3 lát gừng

Tán nhỏ các dược liệu trên, mỗi lần dùng 12 – 14g.

Trị ho do cảm lạnh

  • 20 lá tỳ bà 

  • 20g tía tô

2 nguyên liệu trên sau khi rửa sạch, sắc chung với 450ml nước trong 20 phút. 

Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.

Trị viêm phế quản 

  • 1kg lá tỳ bà 

  • 500ml mật ong 

Ban đầu đun lá tỳ bà với 4 lít nước, đến khi nước rút bớt thì lọc lấy nước, bỏ bã, bắc bếp cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. 

Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng kết quả thu được. 

Sử dụng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.

Trị mụn trứng cá 

Lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng bằng nhau.

Sấy khô và tán thành bột mịn. Hòa cùng nước ấm rồi đắp đều lên mặt.

Mỗi lần chỉ đắp một lượng bột thuốc vừa đủ.

Đắp 1- 2 lần mỗi ngày.

Cách dùng - Liều lượng

Mỗi mục đích sử dụng khác nhau có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với một số dược liệu khác đều được. Trong đó, được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong, nướng. Muốn chống nôn thì tẩm gừng, nướng.

Liều dùng

Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g.

Lưu ý

  • Khi dùng tỳ bà diệp phải chải sạch lông.

  • Những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.

  • Tuy đây là dược liệu quý và tương đối lành tính nhưng cũng nên cẩn trọng khi sử dụng. 

  • Dùng đúng liều lượng mà mỗi bài thuốc yêu cầu, không lạm dụng để tránh rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm?
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI TÁO

ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XẠ ĐEN

XẠ ĐEN

Xạ đen (Celastrus hindsii) là một loại dược liệu tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Các thành phần hóa học của Xạ đen bao gồm alkaloid, flavonoid, steroid, sesquiterpene lactone và acid béo, với tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu Xạ đen và cách sử dụng dược liệu này hiệu quả nhé.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator
NHỤC THUNG DUNG

NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.
administrator