DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DONG RIỀNG ĐỎ

Đặc điểm tự nhiên

Dong riềng đỏ dạng thân thảo, cây nhỏ, chiều cao cây khoảng từ 1 đến 1,5m, cây sống hằng năm. Củ Dong riềng đỏ là do thân rễ phình ra hình thành, có nhiều lớp vảy mỏng xung quanh.

Lá Dong riềng đỏ dài khoảng 30 - 50cm, lá rộng 20 - 30cm, lá mọc dạng so le hình trứng hoặc hình bầu dục, gốc lá không cuống, lá có đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt lá nhẵn màu lục tím, mép gợn sóng, gân ở giữa lá to, nổi gồ lên ở mặt dưới lá, bẹ lá to và dài, gân phụ chạy song song rất rõ.

Hoa Dong riềng đỏ mọc ở ngọn thân thành chùm hoặc bông, hoa dạng lưỡng tính không đều, màu trắng hoặc đỏ, lá bắc thuôn hẹp; đài hoa có 3 răng bằng nhau, hẹp ngang, hoa có từ 4 đến 5 nhị lép biến đổi thành những bảng mỏng nhìn như cánh hoa, nhị 1 mang ½ bao phấn trên một bản có màu tương tự cánh hoa; tràng 4 cánh, xếp xen kẽ với lá đài, dính nhau thành ống ngắn ở gốc. Bầu hạ 4 ô, nhiều noãn. 

Quả dạng nang, có gai mềm, hạt rắn hình cầu.

Thảo dược này có nguồn gốc từ châu Mỹ. Dong riềng đỏ là loài cây chịu khí hậu ẩm, ưa sáng, đặc biệt là khí hậu các vùng trung du và miền núi phía bắc. Ở Việt Nam, Dong riềng đỏ là một loài cây quen thuộc, được trồng nhiều và phổ biến hơn ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng bắc bộ so với các tỉnh miền nam. Tại Việt Nam, một số tỉnh thành trồng nhiều Dong riềng đỏ bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, thân và hoa là những bộ phận của cây dong riềng đỏ được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Tiến hành đào lấy củ, rửa sạch rồi sát lấy bột, lọc kĩ sau đó phơi khô rồi đóng gói cất trong các chum hoặc vại để bảo quản hoặc sử dụng.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Thân rễ có chứa nhiều tinh bột, khoảng 28%. Đặc điểm tinh bột khoai riềng khi nấu với nước có thể đông cứng lại như thạch. Ngoài ra trong Khoai riềng có một ít tanin. Các nghiên cứu dược lý gần đây cho thấy trong Dong riềng còn có phenylpropanoid sucrose, epimedokoreanone A, nepetoidin B, axit ferulic, axit caffeic, hydroxytyrosol và 1 H-indole-3-carboxaldehyde.

Tác dụng

+Tác dụng hạ huyết áp, giãn vi mạch và tăng tưới máu cơ tim.

+Hỗ trợ điều trị suy tim, an thần, làm sạch lòng mạch và giảm đau ngực.

+Tác dụng phòng chống các bệnh lý về tim mạch.

+Tác dụng cải thiện triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực và đánh trống ngực.

+Tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.

+Tác dụng trong chống thiếu máu tim, rối loạn thần kinh, suy mạch vành và dự phòng các cơn nhồi máu ở tim ở những người có nguy cơ cao.

+Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột, giảm đau gan và thận.

+Tác dụng thanh nhiệt, an thần, giáng thấp và lợi thấp.

Công dụng

Dong riềng đỏ có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chấn thương do té ngã.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp.

+Điều trị rong kinh.

+Điều trị viêm tai giữa chảy mủ.

+Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Liều dùng

Dùng dong riềng đỏ ở dạng sắc, hãm hoặc sử dụng trực tiếp. Liều dùng 15 – 20g/ ngày đối với rễ và 10 – 15g/ ngày nếu dùng hoa.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai, cho con bú và người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.

+Tránh lạm dụng hoặc phụ thuộc vào các bài thuốc từ Dong riềng đỏ, vì một số bài thuốc còn chưa được xác thực khoa học về tính hiệu quả điều trị.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
TINH DẦU KHUYNH DIỆP

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
HÀNH BIỂN

HÀNH BIỂN

Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator