BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…

daydreaming distracted girl in class

BA KÍCH

Giới thiệu về dược liệu

Cây ba kích luôn được biết đến là cứu tinh của yếu sinh lý các đấng mày râu. Từ xưa đã luôn truyền tai nhau công dụng bổ thận tráng dương của nó.  

Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

Ba kích hay ba kích tím còn gọi là cây ruột gà, Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao), Thao tày cáy (Mán). Tên khoa học: Morinda officinalis How, họ Cà phê (Rubiaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây ba kích là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dày và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.
Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu. Vị hơi ngọt và hơi chát.
Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang. Nhiều nhất ở Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ

Thu hái: Có thể đào quanh năm nhưng tốt nhất là mùa thu đông.

Chế biến: Rễ ba kích sau khi đào về được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, sau đó đem phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, rồi tiếp tục phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học

Trong rễ chứa thành phần hóa học chính là các hợp chất anthranoid: tectoquinon, 1 – hydroxy – 2, 3­ dimethyl – anthraquinone,…

Ngoài ra còn antraglycozid, các hợp chất iridoid: asperuloside, morofficialosid,… đường: fructose, glucose, sucrose và fructo-oligosaccharides, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu, morindin.

Vitamin C có trong rễ ba kích tươi.

Tác dụng

Cây Ba kích có tác dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị gân cốt

+Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể

+Điều trị thận hư, di tinh, liệt dương

+Trị bụng đau, tiểu không tự chủ

+Trị thận hư, đái dầm

Công dụng

Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm.

Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp,… Đối với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ba kích phát huy tác dụng tăng lực rõ rệt. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.

Chủ trị: Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh không đều, bụng dưới đau lạnh, phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Liều dùng

 

Ngày dùng từ 3g đến 9g. Dạng sắc uống. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Lưu ý: Mặc dù ba kích là vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là vị thuốc có thể dùng cho mọi đối tượng.

+Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu đỏ không dùng.
+Người miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước, bệnh tim không được dùng.

Có thể bạn quan tâm?
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
NGA TRUẬT

NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
THIÊN MÔN ĐÔNG

THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.
administrator
RAU DỆU

RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.
administrator
KINH GIỚI

KINH GIỚI

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyl. Họ: Hoa môi (Lamiaceae) Tên gọi khác: Khương giới, Giả tô, Thử minh, Tái sinh đơn
administrator