CÂY SẢNG

Cây sảng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sang sé, trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang. Cây sảng lá kiếm là loại thực vật có hoa, không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh. Dược liệu này chủ yếu chữa bỏng, sưng tấy, mụn nhọt, bạch đới, chấn thương khi té ngã. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY SẢNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây Sảng là loại thực vật cây gỗ sống lâu năm, thường mọc ở vùng rừng núi. Cây có chiều cao trung bình từ 3 -10m; có cành hình trụ, cành non có lông, cành già nhẵn, có khía dọc, màu xám. Lá mọc so le hình bầu dục hoặc ngọn giáo, dài 9 – 20cm, rộng 3,5 – 8cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên nhẵn, mắt dưới có ít lông hình sao, gân phụ tạo thành mạng lưới rõ; lá kèm nhọn, có lông hình sao, dễ rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm mảnh, dài 4 – 5cm, có lông mềm hình sao. Lá bấc ngắn, hình dải, dễ rụng.

Quả kép gồm 4 – 5 đại xếp thành hình sao, màu đỏ, phủ lông nhung. Khi chín quả đại mở, bên trong nhẵn và bóng; hạt 4-9, hình trứng dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa : tháng 4 – 7, mùa quả : tháng 8 – 10.

Mọc ven suối thung lũng,chủ yếu ở Tây Nam Trung Quốc, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây. Sảng là loài cây ưa sáng, khi nhỏ hơi chịu bóng, thường mọc ở các loại rừng thứ sinh, ven rừng ẩm hoặc ở quần hệ rừng non phát triển trên đất sau nương rẫy. Tại Việt Nam cây sảng lá kiếm hiện diện nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Cây sảng sinh trường khỏe mạnh và phổ biến ở những khu rừng thứ sinh trải dài từ Hoà Bình, Quảng Ninh tới Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, cây cũng nằm rải rác ở Ninh thuận.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây, lá, hạt của cây sảng được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Người ta thu hái vỏ cây sảng quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hoạch thì vỏ cây sẽ được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo dùng trong nhiều tháng.

Thành phần hóa học

Chưa được ghi nhận cụ thể trong tài liệu nghiên cứu. Nhìn chung vỏ cây sảng có chứa chất nhầy, tanin.

Tác dụng

+Tác dụng làm tiêu tan ứ trệ và giảm đau.

+Theo y học cổ truyền, cây sảng lá kiếm hay trôm mề gà là vị thuốc quí. Vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong dân gian ở dạng cây tươi hoặc khô. Nếu bị mụn nhọt, sưng tấy thì lấy vỏ cây đắp để chữa lành. Ngoài ra còn có thể kết hợp cây sảng với dược liệu khác để điều trị các chứng bệnh khác.

+Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc), người dân dùng cây này như vị thuốc để trị bạch đới, trị đòn ngã chấn thương. Tại tỉnh Vân Nam, cây sảng lá kiếm được đem phơi khô dùng thanh nhiệt, mát gan, giải độc.

Công dụng

+Điều trị sưng tấy, mụn nhọt, áp xe ngoài da.

+Điều trị bỏng ngoài da.

+Giảm đau do chấn thương.

Liều dùng

Dùng đường uống: Thuốc sắc, mỗi ngày khoảng 6-12g dược liệu.

Thuốc bôi ngoài da: lượng thích hợp, thuốc sắc đã chuẩn bị sẵn đã rửa.

Lưu ý khi sử dụng

+Người bị viêm da có mủ, có vết thương hở không sử dụng cây sang đắp trực tiếp lên da.

+Phương thuốc chỉ điều trị đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét.

+ Nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử.

+Tuyệt đối không sử dụng vỏ cây sang điều chế thuốc qua đường uống.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LINH CHI

LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ LỐT

LÁ LỐT

Lá lốt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tất bát. Ở Việt Nam, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Công dụng của cây lá lốt được phát huy hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt và xương khớp. Tuy nhiên, nếu dùng quá mức sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator