Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GÁO

Đặc điểm tự nhiên

Gáo thuộc loài cây gỗ cao, cành non màu nâu sẫm, nhẵn, sau màu trắng xám.

Phiến lá hình oval, chiều dài 8 – 25cm. Ở gốc phiến lá có hình tròn và hình tim, ở đỉnh thì tù, màu nâu nhạt ở mặt dưới, màu lục bóng ở mặt trên. Mặt trên của cuống có khía, các đốt có hình bầu dục, dài hoặc bầu dục, đỉnh tù.

Hoa tập trung ở đầu, đơn độc ở đầu cành. Hoa màu vàng hoặc trắng vàng, có mùi thơm. Đài hoa 5, đỉnh tròn, nhẵn, dài nhẵn, ống ngắn. Tràng hoa 5, hình trứng ngược, nhẵn, ống tràng hoa hơi có lông ở họng. Nhị 5, cắm trong họng tràng, chỉ rất ngắn, bao phấn ở đỉnh tù. Bầu có 2 ô, nhiều noãn.

Quả dính nhau thành hình cầu gai, mỗi ô 2 quả, mỗi ô chứa 5 - 8 hạt. 

Mùa hoa: tháng 3 – 5, mùa quả: tháng 6 – 8.

Cây này phân bố khắp nước ta, nhiều ở miền nam. Thường ưa ẩm ướt và mọc ở khe suối, chân đồi. Thông thường, người ta tước vỏ và dùng tươi hoặc phơi nắng rồi dùng dần. Có nơi lấy cả gỗ, chặt nhỏ và phơi nắng, màu vàng nhạt, vị đắng vô cùng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây là gỗ là bộ phận chủ yếu được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi lấy vỏ về sẽ tiến hành chẻ nhỏ và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô với nhiệt độ thấp.

Dược liệu đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín để ở những nơi khô mát, phỏng ẩm mốc cũng như mối mọt. Trường hợp dùng lâu không hết cần thỉnh thoảng đem ra phơi lại.

Thành phần hóa học

Thành phần cây Gáo có chứa triterpene glycoside là nucleoside và noreugenin.

Lá chứa các alkaloid là 10 hydroxy strictosamid và 6’ O acetyl strictosamid, vincosamid. Ngoài ra còn có beta sitosterol, acid palmitic.

Vỏ, lá và gỗ đều chứa các chất đắng.

Tác dụng

+Vỏ thân có tác dụng bổ dưỡng và hạ nhiệt.

+Vỏ cây được dùng làm thuốc hạ sốt với liều 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng gỗ cây gáo thái mỏng và sắc giống như vỏ cây.

+Ở Tiên Yên (Quảng Ninh), người nhân dùng vỏ gáo trị bệnh sốt rét, xơ gan cổ trướng trong bài thuốc sau: Vỏ Gáo phối hợp với cỏ xước, cỏ sữa lá to, mỗi vị 10g. Sắc thuốc uống trong ngày.

Ngoài ra, cây gáo còn được người dân các nước dùng làm thuốc:

+Tại Campuchia, vỏ gáo được sử dụng làm thuốc giảm đau ở vùng Siêm Riệp.Ở Philippin, bột vỏ Gáo dùng để bôi vết loét. Nước sắc trị các vết thương, đau răng, tiêu chảy.

+Ở New Guinea, nước ngâm vỏ Gáo trị đau dạ dày.

+Ở Ấn Độ, vỏ của cây gáo lại được sử dụng để trị rắn cắn. Ngoài cây gáo thì cây ba chẽ cũng là một vị thuốc hữu hiệu điều trị khi bị rắn cắn.

Công dụng

Cây gáo gồm có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.

+Điều trị chứng cảm sốt.

+Điều trị bệnh tiêu chảy.

+Điều trị vết thương nhiễm khuẩn.

Liều dùng

Hạ sốt với liều 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc.

Vỏ Gáo phối hợp với cỏ xước, cỏ sữa lá to, mỗi vị 10g. Sắc thuốc uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Gáo là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Gáo có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Mọi người không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm mà hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Có thể bạn quan tâm?
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
VÒI VOI

VÒI VOI

Vòi voi (Heliotropium indicum) là một loài cây thuộc họ Họ Vòi voi (Boraginaceae), có tên gọi khác là Dền voi, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Nam độc hoạt. Vòi voi thường được tìm thấy ở các vùng đất khô cằn, đá khô và các bãi cỏ hoang vu. Dược liệu này được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh như sốt rét, ho, đau đầu và viêm nhiễm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vòi voi và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator