SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.

daydreaming distracted girl in class

SO ĐŨA

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Sesbania grandiflora Pers.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Tên gọi khác: Su đũa, điền thanh hoa lớn,…

Đặc điểm thực vật

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.

Lá kép hình lông chim chẵn, mọc so le, có thể mang tới 30 đôi lá chét. Các lá chét có hình bầu dục thuôn dài. Các lá chét ở ngọn có xu hướng mỏng hơn lá chét ở giữa. Mặt trên và mặt dưới lá nhẵn, gần như có cùng màu xanh lục nhạt, lá kèm rụng sớm, cuống lá dài.

Hoa so đũa khá to, mọc thành chùm ngắn thõng xuống ở nách lá, có màu trắng hoặc đỏ hồng. Trong tự nhiên thường thấy hoa trắng nhiều hơn hoa đỏ. 

Quả so đũa thẳng, không chia đốt, thuôn lại ở 2 đầu và dài khoảng 30 – 35cm. Bên trong quả có nhiều hạt dẹt màu nâu, hình bầu dục.

Hoa có dạng hoa môi, đài hoa có hình chuông, bề mặt nhẵn có khía, chia thành 2 thùy. Tràng có cánh cờ hình ellip và dài 5cm, rộng 3,5 cm, cánh hoa có hình liềm, có hình dạng thìa cong dài 5cm, nhị có 2 bó cong, nhụy hình đài.

Quả dài như quả đậu, nhỏ ở hai đầu và không chia đốt. Quả dài khoảng 30 – 50cm, bên trong có các hạt dẹt, hình thận màu vàng đậm đến nâu.

Mùa hoa quả thường vào tháng 4 – 8.

Phân bố, sinh thái

So đũa có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ, cây được trồng nhiều ở các nước như Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào và Ấn Độ. 

Cây So đũa phát triển tốt ở những vùng đất ẩm ướt, ưa sáng và phát triển rất nhanh, thích nghi ở những vùng có điều kiện nóng ẩm vùng nhiệt đới, không chịu được giá lạnh kéo dài nên không thể phát triển được ở các tỉnh phía Bắc nước ta

Ở Việt Nam cây được thấy trồng nhiều từ Phú yên trở vào. Cây được trồng dọc theo các bờ kênh rạch, hay ven đường đi ở một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, khu vực ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây, rễ, lá, hoa.

Thu hái – sơ chế: Hoa được hái khi vừa nở, các bộ phận còn lại có thể thu hái quanh năm. Sau khi hái về, rửa sạch và dùng sống hoặc phơi khô, để dùng dần.

Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học 

Vỏ cây chứa chất gôm nhựa. Khi vỏ còn tươi thì gôm nhựa có màu hồng, nhưng để lâu thì sẽ bị xẫm lại. Gôm nhựa gồm một phần tan trong cồn, và một phần tan trong nước. Hai chất màu là xanthoagathin có màu vàng và chất agathin có màu đỏ, ngoài ra còn có chất nhựa, tanin và basorin.

Trong quả non, lá và hoa chứa nhiều đường, hàm lượng Vitamin C cao chiếm 0,1 %, Vitamin B, muối sắt và canxi, còn có các axit amin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, cây so đũa có tác dụng:

- Chống co thắt cơ trơn hồi tràng.

- An thần, hạ nhiệt và tác dụng hợp đồng với thuốc ngủ pentobarbiton và lợi tiểu 

- Chiết xuất Ethanol trong dược liệu có tác dụng chống ung thư cổ trướng Ehrlich (

- Hoạt chất Etanolic từ lá của so đũa có tác dụng ngăn chặn nhiễm độc gan do sử dụng kháng sinh Eythromycin estolate.

- Nước ép từ lá so đũa có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận, chống viêm và chống oxy hóa.

Theo y học cổ truyền, So đũa có vị đắng, hơi chát, có tính bình, có tác dụng kiện tỳ, lợi tiêu hóa, chỉ tả, trừ lỵ, đối với lá có tác dụng thanh nhiệt.

- Vỏ cây tươi đem giã nát, ép lấy nước đem bôi lên vùng bị loét miệng, tưa lưỡi.

- Lá tươi giã nát chữa vết thương bị đụng giập, bầm tím.

- Hoa và lá non của cây đem giã nát, sau đó vắt lấy nước nhỏ vào mũi có tác dụng chữa sổ mũi, ngạt mũi, chữa cảm cúm.

- Rễ của So đũa tươi đem giã nhỏ, cho nước vào, gạn lấy nước uống dùng để chữa ho.

- Nước sắc từ hoa làm thuốc tẩy.

Cách dùng - Liều dùng 

Dùng so đũa ăn sống, sắc lấy nước uống, dùng ngoài hoặc chế biến thành các món ăn thường ngày. Có thể dùng dược liệu với liều lượng lớn.

Một số bài thuốc có so đũa:

- Bài thuốc giúp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và tăng cường tiêu hóa: Xắt mỏng 40 g vỏ so đũa, sau đó phơi khô và ngâm trong 1 lít rượu từ 15 – 30 ngày. Mỗi ngày dùng từ 15 – 30ml trước khi ăn cơm.

- Bài thuốc chữa đau răng và viêm họng: Sử dụng 1 ít vỏ cây so đũa, sau đó thêm ít muối và ngậm trong khoảng 5 – 10 phút, thực hiện từ 2 – 3 lần.

- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp: Trông bột rễ cây so đũa với nước và chà xát lên khớp sưng đau.

- Bài thuốc chữa lang ben: Rửa sạch 1 ít lá so đũa, sau đó để ráo và xát lá lên vùng da bị lang ben. Để trong 30 phút và rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.

- Bài thuốc tẩy giun bằng bông so đũa: Phơi khô 10 – 30 g bông so đũa và đem sắc uống.

- Bài thuốc chữa ho: Giã nát 6-18g rễ tươi, cho thêm nước, gạn bỏ bã và rồi lấy nước uống. Nếu bị đờm, có thể thêm mật ong vào để giảm ho và long đờm.

Lưu ý

- Nước sắc từ vỏ cây so đũa có thể gây nôn nếu dùng liều lượng lớn.

- Khi sử dụng hoa để chế biến món ăn, nên loại bỏ phần quả non bên trong cánh hoa để không bị đắng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BÈO CÁI

BÈO CÁI

Bèo cái là một chi thực vật thủy sinh có mặt khắp các vùng miền của nước ta đặc biệt là những vùng có nhiều sông hồ và còn được biết đến với những tên gọi như là: Phù bình, bèo tai tượng, bèo ván,... Từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Nhưng cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bèo cái còn có khả năng làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
BA GẠC

BA GẠC

Cây Ba gạc là loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, nổi bật là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,.. Đồng thời cũng có tác dụng an thần và gây ngủ.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
CÂY ỔI

CÂY ỔI

Cây ổi (Psidium guajava) có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Ổi được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
LÁ VỐI

LÁ VỐI

Với tên gọi khoa học là Cleistocalyx operculatus, là một loại cây thường được sử dụng trong Y học cổ truyền của nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Với tính năng làm giảm viêm, chống oxi hóa và kháng khuẩn, Vối đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề tiêu hóa đến các vấn đề về hô hấp và da. Cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vối trong y học.
administrator