HUYỀN HỒ

Cây Huyền hồ là loại dược liệu có tác dụng giảm đau, tán ứ, chữa đau do ứ huyết, tụ máu do chấn thương, cầm máu, tắc và bế kinh, máu ứ thành cục giai đoạn hậu sản, điều trị rối loạn kinh nguyệt, ho, chảy máu cam, sản hậu ứ huyết thành hòn cục,… Vị thuốc Huyền hồ này rất công hiệu đối với những bệnh nhân đau ngực, sườn, đau thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

daydreaming distracted girl in class

HUYỀN HỒ

Giới thiệu dược liệu

Cây Huyền hồ là loại dược liệu có tác dụng giảm đau, tán ứ, chữa đau do ứ huyết, tụ máu do chấn thương, cầm máu, tắc và bế kinh, máu ứ thành cục giai đoạn hậu sản, điều trị rối loạn kinh nguyệt, ho, chảy máu cam, sản hậu ứ huyết thành hòn cục,… Vị thuốc Huyền hồ này rất công hiệu đối với những bệnh nhân đau ngực, sườn, đau thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

  • Tên thường gọi: Huyền hồ (Rễ và Củ)

  • Tên gọi khác: Huyền hồ sách, Diên hồ sách, Duyên hồ sách, Sanh diên hồ, Vũ hồ sách, Nguyên hồ,…

  • Tên khoa học: Corydalis yanhusuo

  • Họ: họ Anh túc hay Á phiện (Papaveraceae) 

Huyền hồ sách | https://www.caythuocthiennhien.com/

Huyền hồ là loại dược liệu có tác dụng giảm đau, tán ứ, chữa đau do ứ huyết, tụ máu do chấn thương, cầm máu, tắc và bế kinh,..

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Huyền hồ là cây thảo, nhẵn, sống lâu năm, chỉ cao 10 – 20cm. Thân rễ bao gồm nhiều củ nhỏ chắc, dẹt, dày 1,3cm; đường kính 1,5cm; màu vàng nâu.

Lá kép mọc so le, hình lông chim.

Cụm hoa mọc thành chùm; hoa màu đỏ hồng hoặc đỏ tím; đài hoa có 2 răng; tràng 4 cánh thẳng không đều, 1 cánh dài hơn; nhị 6; bầu 2 ô.

Quả nang, thuôn hẹp.

Mùa hoa: tháng 4 – 5

Mùa quả: tháng 6 – 7.

Phân bố

Cây Huyền Hồ phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm thuộc khu vực Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, có thể có cả ở Triều Tiên. 

Ở Việt Nam, cây Huyền hồ chưa được tìm thấy, chỉ tìm thấy số ít ở Lào Cai.  Dược liệu này được nhập từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Rễ củ được sử dụng làm dược liệu. 

Thu hái, chế biến

Thu hoạch vào đầu mùa hạ khi cây khô héo. Rễ củ thu hái về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể sao tẩm với rượu hoặc với giấm.

Thành phần hoá học

5 loại alkaloid đã được tìm thấy trong Huyền hồ, bao gồm: glaucine, dehydrocorydaline, canadine, tetrahydrocoptisine và corydaline. 

Ngoài ra còn 14 loại alkaloid khác.

Tác dụng – Công dụng

Thành phần trong Huyền hồ có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu.

Công dụng trong Y Học Hiện Đại:

  • Tác dụng chống trầm cảm: Nghiên cứu từ các nhà khoa học thực hiện trên chuột cho thấy dược liệu Huyền hồ có công dụng hữu ích trong điều trị trầm cảm.

  • Tác dụng trị bệnh suy tim và bệnh tim mạch vành: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dược liệu Huyền hồ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ. Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ Huyền hồ giúp cải thiện chức năng tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và hỗ trợ điều trị suy tim.

  • Tác dụng ngăn cản sự hình thành khối u: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sử dụng kết hợp hai vị thuốc Huyền hồ và nghệ với tỷ lệ 2:3 giúp ngăn sự hình thành tế bào ung thư.

Công dụng trong Y Học Cổ Truyền: 

  • Dược liệu Huyền hồ có vị cay hơi đắng, tính ôn, không độc, quy và kinh can, tỳ, phế. 

  • Huyền hồ có công dụng tán ứ, hoạt huyết, giảm đau và lợi khí nên được sử dụng trong điều trị đau bụng kinh, viêm phụ khoa, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú, giảm đau và ho...

Cách dùng – Liều dùng

Sao tẩm Huyền hồ với rượu có tác dụng hành huyết.

Sao tẩm Huyền hồ với giấm để cầm máu. Còn sao không tẩm lại có tác dụng điều huyết.

Mỗi ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Chữa viêm phụ khoa 

Dược liệu

  • 8g Huyền hồ

  • 16g Kê huyết đằng

  • 16g Ý dĩ

  • 12g Bồ công anh

  • 12g Kim ngân hoa

  • 10g Xuyên khung 

  • 4g Nhũ hương

  • 4g Một dược

  • 4g Cam thảo

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa u xơ tuyến vú

Dược liệu

  • 12g Huyền hồ

  • 16g Đan sâm 

  • 12g Đương quy

  • 12g Xích thược

  • 12g Lá quất

  • 12g Hồng hoa

  • 12g Sài hồ

  • 12g Đào nhân

  • 12g Hương phụ chế

  • 12g Xuyên luyện tử

 Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị đau bụng kinh

Dược liệu

  • 10g Huyền hồ

  • 10g Đương quy

  • 10g Thược dược

  • 10g Hậu phác 

  • 5g Tam lăng

  • 5g Nga truật

  • 5g Mộc hương

Sắc nước uống.

Trị ho có đờm

Dược liệu

  • 40g Huyền hồ

  • 10g khô phàn 

Đem tán nhỏ hai dược liệu trên và nặn thành viên. 

Mỗi ngày uống từ 4 – 8 viên thuốc.

Trị chảy máu cam

Dược liệu Huyền hồ đem tán nhỏ, sau đó dùng bọc trong lụa và nhét vào lỗ mũi ở bên không chảy máu cam.

Trị đau thần kinh tam thoa

Dược liệu

  • 15g Huyền hồ

  • 15g Xuyên khung

  • 15g Bạch chỉ 

  • 10g Thương nhĩ tử

Đem các dược liệu trên sắc nước uống.

Đau ngực sườn

Huyền hồ, Qua lâu, Phỉ bạch, Uất kim, lượng bằng nhau, sắc uống.

Đau chân tay do lạnh

Đương quy, Quế chi, Xích thược, Huyền hồ.

Đau do té ngã

Đương quy, Nhũ hương, Một dược, Huyền hồ.

Lưu ý

Không dùng cho phụ nữ có thai, người thiếu máu yếu sức và người có huyết hư nhưng không ứ trệ.

 

Có thể bạn quan tâm?
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator
BƯỞI

BƯỞI

Bưởi (Citrus grandis) là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng rộng rãi trên khắp châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Bưởi không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon mà còn vì có thành phần giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bưởi cũng là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là vỏ bưởi. Thành phần của bưởi gồm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ các bệnh lý. Hơn nữa, các phần của cây bưởi như vỏ, lá, rễ và hoa cũng được sử dụng như một nguồn dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
administrator
HÀNH BIỂN

HÀNH BIỂN

Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
BA ĐẬU

BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator