CÂY HÀM ẾCH

Cây hàm ếch, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam bạch thảo, trầu nước, đường biên ngẫu. Cây hàm ếch là loài thực vật thân thảo, thường mọc dại ở những khu vực ẩm ướt như bờ ruộng, ven suối. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng, được sử dụng trong bài thuốc trị chứng bạch đới, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, mụn nhọt sưng tấy,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY HÀM ẾCH

Đặc điểm tự nhiên

Cây hàm ếch là thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 30-50cm.Thân mọc dựng đứng, phân đốt và có gờ ở xung quanh. Thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt.

Lá của cây hàm ếch là lá nguyên, mọc so le, có dạng hình trứng với đầu nhọn, góc tròn hoặc hình tim, dài khoảng 8 – 12cm và rộng 4 – 5 cm. Mỗi lá có 5 gân, tù gốc. Cuống lá tương đối dài, chừng 3 – 6cm, gốc cuống có bẹ.

Hoa màu trắng, kích thước nhỏ, mọc thành lông dài 3 – 6cm, mọc thõng xuống. Điểm nổi bật của loại cây này là khi cây ra hoa, thường có 1 – 3 lá màu trắng pha xanh ở ngọn kèm theo hoa. 

Quả nang hình hầu và hạt có hình trứng.

Ở Việt Nam, vùng phân bố dược liệu tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng phía Bắc. Cây thường mọc trên đất ẩm hay bị ngập nước không thường xuyên, dọc theo bờ các khe suối, mương nước, ruộng hay xung quanh các vũng lầy trong thung lũng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây hàm ếch đều được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa hè-thu.

Chế biến: Sau khi thu hoạch, đem toàn bộ dược liệu rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, lớp đất cát và tạp chất, sau đó có thể sử dụng ngay ở dạng tươi. Nếu dùng ở dạng khô thì cần thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu khô ở trong bao bì kín và cất trữ ở nơi thoáng mát. Thi thoảng cần đem ra phơi nắng để tránh tình trạng dược liệu nổi mốc meo.

Thành phần hóa học

Trong cây hàm ếch chiếm phần lớn hàm lượng tinh dầu, chủ yếu là hoạt chất myristicin, methyl – n – nonylketone. Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều thành phần khác, như: Avicularin, Hyperoside, Quercetin, Quecitrin, Rutin.

Tác dụng

+Theo nghiên cứu, hoạt chất avicularin trong lá có tác dụng lợi tiểu tuy kém hơn theophyllin nhưng độc tính chỉ bằng ¼ độc tính của theophyllin, nên có chỉ số điều trị rất lớn, sử dụng an toàn. Thử nghiệm trên chó được gây mê, avicularin có tác dụng hạ huyết áp trong thời gian ngắn và hiện tượng quen thuốc xuất hiện nhanh.

+Một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, dung dịch cây hàm ếch 50% có tác dụng ức chế vi khuẩn nhóm Staphylococcus và vi khuẩn thương hàn.

Công dụng

Cây hàm ếch có vị ngọt, cay, tính hàn sẽ có các công dụng sau:

+Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

+Điều trị mụn nhọt sưng tấy.

+Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới.

+Điều trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết.

+Điều trị chứng chảy máu cam do nhiệt.

+Điều trị viêm gan, xơ gan cổ chướng.

+Điều trị bệnh tiểu khó, nước tiểu đục.

+Điều trị chân phù nề, đau, tiểu tiện ít.

+Điều trị chứng vàng da do gan suy giảm chức năng.

Liều dùng

Cây hàm ếch được sử dụng ở dạng đắp ngoài và dạng thuốc sắc. Nếu dùng trong chỉ nên sử dụng từ 15 – 30g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Những thông tin về loại dược liệu này còn khá hạn hẹp và chưa được giới khoa học nghiên cứu sau. Chính vì vậy, nếu có ý định sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay lương y để phòng ngừa một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

 
Có thể bạn quan tâm?
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
CỌ LÙN

CỌ LÙN

Cọ lùn (Serenoa repens) là một thành viên của họ cọ có nguồn gốc từ miền đông nam Hoa Kỳ. Cây cọ lùn được sử dụng như một loại thuốc bổ và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
CÂY MÓC

CÂY MÓC

Cây móc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đủng đỉnh, đùng đình. Cây móc, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator