LÁ MÓNG

Lá móng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lá móng tay, chi giáp hoa, móng tay nhuộm, chỉ giáp hoa, tán mạt hoa, lựu mọi, cây móng tay. Lá móng là nguyên liệu không thể thiếu để vẽ henna, một nghệ thuật xăm nổi tiếng ở Ấn Độ và Trung Đông. Nghệ thuật vẽ Henna được các cô dâu vẽ trong đám cưới truyền thống của Ấn Độ, tượng trưng cho tình yêu vợ chồng.Lá móng còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da, kháng khuẩn và tiêu viêm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ MÓNG

 

Đặc điểm tự nhiên

Lá móng tay là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao chừng 3 – 4m. Thân có gai có đầu cành nhưng không nhọn và vỏ nhẵn. 

Lá mọc đối xứng, phiến hình trứng, đơn, 2 đầu dẹp, cuống ngắn, phiến rộng 1 – 1.5cm và dài 2 – 3cm. 

Hoa mọc ở đầu cành, hình thùy, dạng chùm, ban đầu có màu trắng nhưng khi già chuyển sang màu đỏ và vàng sậm, hoa có mùi thơm hăng hắc.

Quả nang hình cầu, kích thước to bằng hạt tiêu, có 4 cạnh dọc và bên trong có 4 ngăn. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, vỏ dai và dày. Cây lá móng tay được trồng bằng hạt, cây ưa sống ở vùng đất màu, khí hậu ẩm và nóng.

Lá móng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ hoặc Tây Nam Á và phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Tây Nam Á, Ấn Độ và Bắc Phi. Ở Việt Nam, cây Lá móng mọc rải rác quanh các hàng rào sân vườn. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và mùa hạ, rụng lá vào mùa đông. Cây này ra trái hàng năm và có khả năng tái sinh vô tính rất mạnh. Vào mùa đông, người ta thường ngắt bớt cành để cây ra nhiều cành hơn.

Mùa hoa quả: Tháng 9-10

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá của cây móng tay là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra thân, hoa và rễ của cây cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Thu hái và chế biến: Có thể thu hái lá ở cây từ 2 – 3 năm tuổi. Khi hái, nên cắt cả cành sau đó đem phơi khô ngoài nắng hoặc phơi trong bóng râm rồi bảo quản dùng dần.

Mỗi năm thu hoạch 2 lần nhưng khi cắt cần để lại gốc cao khoảng 50cm để cây phát triển tiếp. Nếu thu hái đúng cách, có thể thu hoạch liên tục trong 10 – 30 năm.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Rễ và lá: Lá và rễ đã được xác định có chứa flavonoid, tannin, saponin, axit hữu cơ, đường khử, tinh dầu, chất béo, hợp chất steroid và polysaccharide. Tinh dầu chủ yếu là các ion beta và ion alpha.

Hoa: Chứa 0,01 - 0,02% tinh dầu.

Hạt: Nước 10,6%, Protein 5%, Chất béo 10 - 11%, Carbohydrate 33,62%.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn : Lá móng có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn sau đây. Lá móng cũng có tác dụng ức chế các vi khuẩn: Shigella flexneri, Shigella sonnei, Escherichia Coli, và kháng amip.

+Tác dụng chống viêm : Cao cồn và lawson chiết từ lá móng có tác dụng kháng sinh, chống viêm. 

+Tác dụng lợi tiểu, lợi mật : Nước sắc lá móng cho chuột cống trắng uống có tác dụng lợi tiểu và lợi mật. 

+Tác dụng điều trị viêm loét cổ tử cung : Đã sử dụng bài thuốc gồm lá móng phối hợp với lá mỏ quạ, phèn phi hoặc phối hợp với hoàng đằng, hoàng bá để điều trị cho phụ nữ viêm loét cổ tử cung. Thuốc đáp ứng được yêu cầu điều trị là làm thay đổi độ pH âm đạo, làm giảm tiết dịch, có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh trong phụ khoa và giúp mô tái tạo nhanh chóng.

+Tác dụng kháng estrogen : Lá móng có tác dụng kháng estrogen trên chuột nhắt trắng. Cao lá móng được nghiên cứu về tác dụng gây sẩy thai. Cao methanol có tác dụng gây sẩy thai ở chuột nhắt trắng, chuột cống trắng và chuột lang mạnh nhất. 

Công dụng

Lá móng có vị đắng the, tính ấm và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng bế kinh.

+Điều trị ghẻ lở, hắc lào.

+Điều trị sưng đau tỳ vị, hạ sườn và vùng hông.

+Điều trị chấn thương, té ngã và đau nhức cột sống.

+Hỗ trợ điều trị hói đầu và kích thích mọc tóc.

+Điều trị kinh nguyệt không đều, chậm kinh.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan.

Liều dùng

Lá móng tay được dùng chủ yếu ở dạng giã nát và đắp ngoài. Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở dạng sắc uống. Hiện tại chưa có nghiên cứu về liều dùng trung bình/ngày, vì vậy trước khi sử dụng lá móng tay bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Cây lá móng tay chứa chất màu có thể dính vào quần áo và tay chân khi dùng. Tuy nhiên khi rửa lại nhiều lần thì màu sẽ bay đi đáng kể.

+Không dùng dược liệu cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có chứng ứ huyết.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
CÂY THUỐC DÒI

CÂY THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ dòi, bọ mắm, đại kích biển, cây dòi ho. Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LINH CHI

LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.
administrator
GIẢO CỔ LAM

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cổ yếm, dền toòng.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator