BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.

daydreaming distracted girl in class

BÀN LONG SÂM

Giới thiệu về dược liệu

Tên gọi khác: Sâm cuốn chiếu, Lan cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo
Tên khoa học: Spiranthes sinensis (Pers) Ames, (Spiranthes australis Lindl)
Họ: Lan – Orchidaceae

Đặc điểm tự nhiên

Bàn long sâm là loại cây cỏ, sống lâu năm thân ngắn, cao 20 – 30cm. Rễ mập, hình trụ, mọc thành chùm.

Lá mọc so le, lá mọc từ gốc, hình mác, dài 4 – 10cm, rộng 6 – 8mm. Đầu thon nhọn, hai mặt nhẵn, gân song song rất rõ, lá ở phía trên thường giảm.

Cụm hoa tụ họp thành bông xoắn ốc, dài 5 – 10 cm, có khi đến 20cm. Hoa màu trắng, hồng hoặc đỏ, lá bắc dài. Lá dài một hàng, liền với cánh hoa thành mũ đứng có 3 thùy. Quả thon hình trứng, có lông mịn.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 6.

Đây là cây đặc biệt ưa ẩm. Ở các tỉnh vùng núi, do thời tiết mát nên cây xuất hiện muộn và thời gian sống kéo dài hơn. Nơi sống thích hợp của cây là các đồng cỏ thấp. Ở vùng đồng bằng, cây mọc lẫn với các loài cỏ thấp ở bờ ruộng, đôi khi cả trên bờ đê hay các bãi hoang quanh làng.

Ở Việt Nam, cây thường gặp nhiều ở các tỉnh phía bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn,… Ở phía nam, cây phân bố ở Lâm Đồng, Kon Tum,..

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ là chủ yếu

Thu hái: Mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hái

Chế biến: Khi hái đào cả rễ mang về rửa sạch, cắt bỏ phần lá, để nguyên phần củ phơi hoặc sấy khô làm dược liệu.

Để nơi khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao

Thành phần hóa học

Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu nào về thành phần hóa học có trong Bàn long sâm. Dạo gần đây, người ta đã phân lập được từ phần trên mặt đất của vị thuốc này là 6 hợp chất thuộc nhóm dihydrophenanthrene và đặt tên là sinensol A – F.

Tác dụng

Ở một số địa phương xem Bàn long sâm như là một vị thuốc bổ như Sâm. Nó có các tác dụng sau:

+Bồi dưỡng cơ thể suy nhược sau ốm

+Chữa táo bón người cao tuổi

+Chữa ho do âm huyết hư tổn (lòng bàn chân, bàn tay nóng, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía, mạch nhỏ nhanh)

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

+Trẻ em sốt về hè

+Bạch đới

+Rắn cắn

Công dụng

Bàn long sâm: vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế, chống ho, giải độc. Thường dùng cho cơ thể suy nhược, nóng trong do âm hư, ho, váng đầu, thắt lưng đau mỏi, nước tiểu đục đục, mụn nhọt lở loét ngoài da.

Liều dùng

Liều dùng: 5 – 30g dược liệu tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp.

Lưu ý: Bệnh nhân thấp nhiệt ứ trệ không được dùng vị thuốc này

 

Có thể bạn quan tâm?
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
GAI DẦU

GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒ BỒ

BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THỒM LỒM

THỒM LỒM

Thồm lồm là một loại cây mọc hoang ở khắp các vùng thôn quê tại Việt Nam. Ở một số khu vực, loại dược liệu này được nhiều trẻ em hái ăn, rất ưa thích bởi vị chua. Tuy nhiên, cây Thồm lồm còn được sử dụng trong Y học để chữa nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm viêm da, kiết lỵ, eczema nhiễm khuẩn, chốc đầu, chốc mép, sốt rét. Sau đây là hãy cùng tìm hiểu về Thồm lồm và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
THIÊN NIÊN KIỆN

THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là loại dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và là một trong những vị thuốc nam hàng đầu. Trong Đông y, thiên niên kiện được sử dụng để trị rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu quý này.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator