LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.

daydreaming distracted girl in class

LẠC TIÊN

Giới thiệu về Lạc tiên

Tên khoa học: Passiflora foetida L.

Họ thực vật: Passifloraceae (Họ lạc tiên).

Tên gọi khác: Chùm bao, Nhãn lồng, Dây bầu đường, Tây phiên liên,…

Mô tả dược liệu Lạc tiên

Lạc tiên là thực vật có dạng thân leo với nhiều tua cuốn, bên trong thân rỗng. Cả cây có các lông mềm, cuống lá Lạc tiên dài khoảng 3 – 4 cm, lá có chiều dài khoảng 7 cm và chiều rộng khoảng 10 cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le; mép là có răng cửa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm có hình vảy phát triển thành các sợi mang lông tiết đa bào. Các tua cuốn thường mọc ở những nách lá. Hoa Lạc tiên có màu trắng, gồm 5 cánh rời xếp xen kẽ với các lá đài, ở giữa có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả Lạc tiên có hình cầu, được bao bọc bởi các lá bắc. Quả khi còn sống thì có màu xanh vị chua, quả khi chín có màu vàng và có vị ngọt, ăn được.

Đặc điểm sinh trưởng: đây là loại cây cận nhiệt đới, ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc leo lên các bụi cây, bụi rậm. Lạc tiên sinh trưởng mạnh từ khoảng giữa tháng 3 đến khoảng tháng 8 và ra hoa ra quả rất nhiều mỗi năm. Thời gian ra hoa thường từ khoảng tháng 5 đến tháng 7, và ra quả vào khoảng tháng 8 và tháng 9. Lá Lạc tiên sẽ rụng nhiều vào mùa đông.

Lạc tiên rất dễ sống và sinh trưởng, cây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện dồi dào dinh dưỡng. Đối với quả Lạc tiên cần lưu ý rệp, nhện đỏ,…sẽ đục quả.

Bộ phận dùng, phân bố, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: hầu như toàn cây Lạc tiên đều có thể được sử dụng để làm thuốc (ngoại trừ phần rễ).

- Phân bố: theo nhiều nguồn tài liệu, Lạc tiên có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ngày nay, cây phân bố và xuất hiện ở khắp các nước trên thế giới như Trung Quốc, Lào,… Trong số 15 loài thuộc chi Passiflora ở nước ta thì Lạc tiên là loài mọc hoang, có vùng phân bố rộng rãi, rải rác từ trung du miền núi thấp đến đồng bằng khắp cả nước… Thường thấy nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn… Bên cạnh đó, Lạc tiên còn được trồng ở các vườn dược liệu để làm thuốc.

- Thu hái và chế biến: do dễ trồng dễ sinh trưởng nên Lạc tiên có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa xuân. Sau khi đã thu hái. Lạc tiên sẽ được rửa sạch, cắt nhỏ ra và đem đi phơi khô hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong Lạc tiên có các thành phần hóa học sau:

  • Alkaloid nhân harman 0,033%, flavonoid 0,074%, saponin.

  • Pachypodol, 7-O-dimethyl-apigenin, chrysoeriol, vitexin, harman, 2’’-xylosyl vitexin,..

  • Các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, các muối Ca, P, Fe,…

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

- Các tác dụng của chiết xuất Lạc tiên:

  • An thần, giúp ngủ ngon giấc: thành phần alkaloid có nhân harman giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Hỗ trợ trong các bệnh lý tim mạch, hồi hộp trống ngực: thành phần flavonoid giúp khắc phục chứng tim đập nhanh. 

  • Thanh nhiệt, mát gan

  • Giãn cơ trơn, chống co thắt cơ: điều trị hiệu quả các tình trạng đau do co thắt tử cung & đường tiêu hóa. 

  • Dựa trên các tài liệu của Ấn Độ, quả Lạc tiên khi chín có thể ăn được nhưng lúc còn non thì độc vì chứa thành phần glycosid cyanogenic.

- Các tác dụng phụ của Lạc tiên:

  • Rối loạn chức năng vận động.

  • Người mệt mỏi, lo lắng và bồn chồn.

  • Trạng thái không tỉnh táo.

  • Buồn nôn.

  • Nhịp tim nhanh bất thường.

  • Luôn cảm thấy buồn ngủ.

Vị thuốc lạc tiên trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, đắng, tính mát.

- Quy kinh: Tâm, Can.

- Công năng: an thần, lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau,…

- Chủ trị: các chứng mất ngủ, nằm mơ nhiều, tim đập nhanh, nóng gan, suy nhược thần kinh, đau nhức cơ xương khớp, mệt mỏi, viêm da,…

Cách dùng – Liều dùng

- Phụ thuộc vào từng mục đích dùng, Lạc tiên có thể được sử dụng bằng nhiều cách với các liều lượng khác nhau. Lạc tiên có thể dùng ở dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc có thể ăn trực tiếp,…

- Liều sử dụng:

  • Dạng thuốc sắc: sử dụng từ 6 – 16 g mỗi ngày. Nên sử dụng trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ để tác dụng an thần là tối ưu. 

  • Dạng cao lỏng, siro: sử dụng với lượng tương ứng như thuốc sắc. 

  • Dược liệu khô: sử dụng khoảng 20 – 40 g đem đi hãm với nước sôi, uống mỗi ngày thay trà. 

  • Dạng viên nang: sử dụng với liều khoảng 90 mg hằng ngày.

  • Hoặc có thể sử dụng ngọn non luộc lên ăn.

  • Đối với quả chín vàng có thể ăn trực tiếp.

Một số bài thuốc có vị thuốc Lạc tiên

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ

  Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 50 g Lạc tiên, 30 g Lá vông, 20 g Tâm sen và 10 g Lá dâu tằm.

  • Tiến hành: đem các nguyên liệu trên cô thành cao lỏng. Mỗi ngày sử dụng từ 2 - 4 muỗng nhỏ pha với nước ấm & uống trước khi đi ngủ.

  Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: ngọn Lạc tiên

  • Tiến hành: luộc chín hoặc đem đi nấu canh như các loại rau xanh khác. Nên sử dụng vào buổi chiều tối.

  Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 6 g Cam thảo, 6 g Xương bồ, 20 g Lạc tiên, 12 g Hạt sen, 15 g Cỏ mọc, 10 g Cỏ tre, 10 g Táo nhân sao, 10 g Lá dâu và 12 g lá Vông nem.

  • Tiến hành: đun các nguyên liệu trên với 600 mL nước đến khi còn khoảng 200 mL. Sử dụng mỗi 2 ngày một lần và uống liên tục trong khoảng 1 tháng. 

  Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị: 50 g cây Lạc tiên, 30 g lá Vông nem, 10 g lá Dâu tằm, 2.2 g Liên tâm, 90 g đường, nước vừa đủ 100 mL và acid benzoic.

  • Tiến hành: sử dụng cao lỏng Lạc tiên và cách làm như sau: cây Lạc tiên, lá Vông nem, lá Dâu tằm, Liên tâm, Đường, nước vừa đủ, acid benzoic (chất bảo quản) & cồn (vừa đủ để hòa tan acid benzoic). Ngày sử dụng từ 2 - 4 muỗng cà phê và dùng trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó cũng có thể lấy ngọn non Lạc Liên luộc hoặc nấu canh ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài tiếng.

  Bài thuốc 5:

  • Chuẩn bị: 400 g Lạc tiên, 400 g lá Vông nem, 100 g lá Gai và 100 g Rau má.

  • Tiến hành: sử dụng cao lỏng có đường được pha chế như sau: Lạc tiên, lá Vông nem, lá Gai, Rau má. Tất cả các nguyên liệu này nấu với nước đến khi cô đặc còn khoảng 100 mL. Đường đem đi nấu siro. Pha 6 phần cao cùng với 4 phần siro. Mỗi ngày sử dụng 40 mL chia làm 2 lần.

  Bài thuốc 6:

  • Chuẩn bị: cây Lạc tiên tươi hoặc khô.

  • Tiến hành: hãm 1 lượng khoảng 50 g Lạc tiên khô với 1,5 – 2 L nước trong khoảng từ 5 - 10 phút, uống như trà.

- Bài thuốc chữa mệt mỏi, căng thẳng

  • Chuẩn bị: 300 g Lạc tiên, 200 g Râu ngô và 100 g Rau má.

  • Tiến hành: sắc các vị thuốc trên và lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa đau nhức, mất ngủ ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: 500 g Lạc tiên, 100 g lá Khổ qua non và 300 g hoa Thiên lý.

  • Tiến hành: đem tất cả các nguyên liệu trên đi sao vàng, phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. Sử dụng pha nước uống thay trà, mỗi lần pha với khoảng 100 mL nước ấm. Nếu đắng quá thì có thể thêm 50 g Đậu xanh đã được giã nhỏ để giảm độ đắng. Nên sử dụng liên tục khoảng từ 2 - 4 tháng để thấy được hiệu quả rõ rệt.

- Hỗ trợ điều trị viêm da, ngứa: Lạc tiên tươi hoặc khô với lượng khoảng 100 g, đem đi đun với 2 L nước, sử dụng để tắm hoặc rửa những vị trí bệnh.

Lưu ý khi sử dụng

- Ở nước ta, ngoài Lạc tiên đã được đề cập ở trên, cũng còn có các loại Lạc tiên khác, cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng, các loại Lạc tiên khác như: Lạc tiên Nam Bộ (Passiflora cochinchinensis Spreng), Lạc tiên Tây (Passiflora incarnata L.), Lạc tiên trứng (Passiflora edulis Sim),…

- Lạc tiên có khả năng tương tác với 1 vài loại thuốc như: các thuốc an thần (phenobarbital, zolpidem, clonazepam, pentobarbital,…), các thuốc chống đông (aspirin, clopidogrel, warfarin,..), các thuốc ức chế men monoamine oxidase (phenelzin, tranylcylpromin, isocarboxazid,…),…

- Không sử dụng khi thấy dược liệu có dấu hiệu bị ẩm mốc hoặc có mùi lạ.

- Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng Lạc tiên đồng thời với các thuốc khác.

 
Có thể bạn quan tâm?
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ NIỄNG

CỦ NIỄNG

Củ niễng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Niềng niễng, cây lúa miêu, giao bạch, cao duẫn. Củ niễng hay niễng là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Bên cạnh đó, Niễng cũng là một vị thuốc thường được sử dụng để giải khát, lợi tiểu, giải say rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm tuyến tiền liệt,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUYÊN KHUNG

XUYÊN KHUNG

Xuyên khung (Ligusticum wallichii) là một loại thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến đau đầu, đau bụng, đau lưng và chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Với các thành phần chính là các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, xuyên khung đã được nghiên cứu và khám phá những tính chất và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator