THẦU DẦU

Thầu dầu là một loại dược liệu đa số trồng để lấy hạt (đậu). Dầu thầu dầu sản xuất từ hạt chín đã bỏ vỏ, được sử dụng trong Y học từ rất lâu đời với công dụng điều trị táo bón, sử dụng trước nội soi ruột kết, và cũng như nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, phần vỏ của hạt Thầu dầu lại chứa độc tố có tên là ricin. Thành phần này đã được thử nghiệm như một tác nhân trong chiến tranh hóa học, được tinh chế và tạo ra ở dạng hạt rất nhỏ có thể hít vào được. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thầu dầu, công dụng đối với sức khỏe của chúng ta.

daydreaming distracted girl in class

THẦU DẦU

Giới thiệu về dược liệu

Thầu dầu, còn được gọi với tên khác là Đu đủ tía, Co húng hom (Thái), Tỳ ma, Dù xủng, Mạ puông sí (Dao), Slùng đeng (Tày), Dầu ve. Thầu dầu có tên khoa học là Ricinus communis L., thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu)

  • Dầu thầu dầu, còn gọi là tỳ ma du (Oleum Ricini), được ép từ hạt của cây thầu dầu. 

  • Hạt thầu dầu, còn gọi là tỳ ma tử, là hạt phơi khô của cây thầu dầu. 

  • Lá thầu dầu, có tên khoa học là Folium Ricini, là lá tươi của cây thầu dầu

Thầu dầu là một cây lâu năm, có phần thân yếu nhưng có thể cao lên tới 10 - 12m. Ở những nơi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người dân chỉ để nó cao tới khoảng 1 - 2m. Vỏ cây có màu sắc rất khác nhau. Những cành non có phấn trắng. Lá mọc so le, có cuống dài, 2 lá hai bên họp lại thành một túi màng, rụng sớm. Phần phiến lá có hình hình chân vịt, gồm 5, 7, 9 có khi lên tới 11 thùy. Thùy cắt sâu, có răng cưa không đều ở mép lá.

Hoa Thầu dầu mọc thành chùm xim, ở kẽ lá hay ngọn cây, xim dưới toàn hoa đực, xim trên toàn hoa cái. Cụm hoa có chùy dài hình giống tam giác, bao phủ bởi lớp lông mỏng. Quả thầu dầu là quả nang, có hình trứng, gồm 3 mảnh vỏ, chiều dài từ 2 - 3cm, chiều rộng từ 2cm. Trên mặt quả có nhiều gai mềm, phần đầu tròn và 3 vết lõm chia ra 3 ngăn. Trên lưng mỗi ngăn lại gồm 1 rãnh nông nữa. Hạt có hình trứng, hơi dẹt, chiều dài 8mm, chiều rộng 6mm, phần đầu có móng (là áo hạt của noãn khổng). Hạt nhẵn bóng màu nâu xám, vân đỏ nâu hoặc đen. 

Có nhiều loại cây Thầu dầu khác nhau. Trong đó, chỉ có lá loại tía được lựa chọn để sử dụng làm thuốc.

  • Thầu dầu tía là cây bụi dạng thân thảo, lâu năm. Cây có thân cao từ 3 - 5 mét; toàn bộ vỏ thân nhẵn, bao phủ bởi một lớp bột sáp. Thân cây màu xám xanh, đôi khi màu đỏ tím. Thân thầu dầu tròn, bên trong rỗng, chia ra nhiều cành nhỏ với lá to được mọc đều ở 2 bên.

  • Thầu dầu trắng ít phổ biến, thành phần dược tính có công dụng chữa bệnh không cao.

Thầu dầu ra hoa từ tháng 3 - 7, ra quả từ tháng 4 - 8.

Cây có nguồn gốc từ Đông Phi nhưng hiện nay rất phổ biến trên toàn thế giới. Do là một loại thực vật rất dễ thích nghi với các điều kiện môi trường, Thầu dầu có thể được tìm thấy ở cá vùng đất bị bỏ hoang, ven bờ đê, cạnh các con sông. Bên cạnh đó, hiện nay còn được trồng rất nhiều ở các công viên để làm cây cảnh.

Loài Bắc Ấn Độ, thường được trồng ở các khu vực nóng để lấy hạt và lá. Thầu dầu đa số mọc hoang, được trồng ở khu vực nhiệt đới: Việt Nam (Hà Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ), Ấn Độ, Bắc Châu Phi, Braxin v.v…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng trong y học, bao gồm rễ, hạt, lá, thân. Thời điểm thu hái các bộ phận của cây khác nhau. Lá được thu hái quanh năm, chủ yếu vào hè thu, thường sử dụng tươi. Rễ thu hoạch vào mùa đông. Hạt thu hoạch từ tháng 4 – 5, chủ yếu để ép dầu dùng trong công nghiệp. 

Thành phần hóa học

Hạt thầu dầu có thành phần từ 40 - 50% dầu, 25% anbummoil, một chất có tinh thể và nitơ (ricidin), axit malic, đường, muối, xenlulozo, rixin, ricinin, axit unđexylenic. Những thành phần này có công dụng chống nấm rất mạnh, có thể dùng trong kỹ nghệ nước hoa (tổng hợp nonanon, unđecanon, anđehyt unđexylenic, heptin cacbonat methyl) kỹ nghệ cao phân tử.

Dầu chiết xuất lạnh có chứa nhiều chất hữu cơ có gốc glycerin (từ 50 - 60% trong đó có palmatin, stearin cholesterin, ricinolein) và acid béo (acid linoleic, oleic, stearic).

Ricin là một protein độc, có trong hạt. Do đó, khi không được chế biến đúng cách rất dễ bị ngộ độc. Tuy nhiên, chất này biến mất trong quá trình ép dầu, vì nó nằm lại ở khô dầu. Dầu là một chất lỏng dính, mùi khó chịu, có thể gây nôn mửa, có tính nhuận tràng và xổ. Tác động này khá nhanh và không gây kích thích ống tiêu hoá.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Hạt Thầu dầu có vị cay, ngọt, tính bình, có độc. Được sử dụng với công dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc.

Dầu nhân hạt có tác dụng nhuận tràng thông tiện.

Lá có vị ngọt, cay, tính bình, ít  độc. Có công dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa.

Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có công dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.

Thầu dầu là dược liệu được dân gian sử dụng trong các nhiều bài thuốc điều trị bệnh nấm ngoài da, chữa đau nhức xương khớp, đặc biệt là bệnh trĩ.

  • Hạt thầu dầu có tác dụng điều trị chứng rối loạn về da, nấm da, mụn nhọt.

  • Có thể dùng để ngừa thai hiệu quả, chữa giang mai, chữa sa tử cung trực tràng.

  • Chữa táo bón, kiết lỵ.

  • Hạt thầu dầu chữa viêm mủ da và viêm hạch lao.

  • Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, đau nửa đầu.

Khác với các dược liệu khác với cách dùng chính là sắc lấy nước uống hay ngâm rượu, hạt thầu dầu thường chỉ được sử dụng ngoài da. Do đó, có thể sử dụng với các mục đích như:

  • Chữa áp xe, chữa phong và giang mai.

  • Làm mềm da tay và chân, loại bỏ vết chai, sần

  • Giảm các u nang, mụn cơm, mụn cóc trên bề mặt da.

  • Thoa trên những khớp xương sẽ giúp giảm triệu chứng đau, sưng tấy đỏ.

  • Hạt thầu dầu có tác dụng ngừa thai.

Theo Y học hiện đại

Dầu thầu dầu có tác dụng tẩy nhẹ. Sử dụng lúc đói với liều từ 10 - 30g. Sau khi dùng từ 3 - 4 giờ sẽ đi tiêu nhiều, mà không đau bụng. Khi dùng liều từ 30 - 50g, đi tiêu sẽ kéo dài từ 5 - 6 giờ.

Dầu Thầu dầu không gây tình trạng xót ruột. Khi quan sát bằng X quang, ghi nhận được ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng tới xương chậu nhỏ, vì vậy có thể dùng ở phụ nữ mang thai bị táo bón. Nhưng nó có thể gây chán ăn (anorexie), lưỡi trắng, đôi khi sốt. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do không tiêu, không gây tổn thương trên niêm mạc. Theo nghiên cứu của Valette và Salvanet (1936), công dụng tẩy của dầu là do axit ricinoleic giải phóng trong ruột. Axit này tác động lên phần đầu ruột non.

Ricin là một chất độc. Khi dùng liều 0,002mg, đối với 1kg thể trọng có thể làm chết một con thỏ. Tác dụng độc tương tự như vi trùng. Chất độc này có thể gây miễn dịch. Khi cho súc vật dùng với liều nhỏ, nhiều lần, thì sau đó có thể tăng lên với liều khá cao mà không chết. Ricin bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, một số người cho lợn ăn khô thầu dầu đã được hấp nóng ở 115°C trong 1,5 giờ.

Nếu không bị phá huỷ, mức độ độc tính của nó rất cao: Chỉ 3g khô dầu đủ giết chết một con bò non nặng 100kg. Tiêm 0,03mg cho 1kg thể trọng đủ giết chết một con chó. Liều độc đối với một chuột bạch nặng 500g là 6/1.000.000 gam. Tức là đối với chuột bạch, ricin độc gấp 7 lần aconitin – là một chất độc thuộc loại độc nhất nhất có trong ô đầu (Aconitum). 

Liều gây độc trên người là 3 mg tiêm dưới da, 180mg uống, sử dụng 1 hạt đủ gây nôn mửa, từ 3 - 4 hạt đủ làm trẻ con chết, từ 14 - 15 hạt làm chết người lớn. Khi tiêm ricin đã đun lâu có thể gây miễn độc. Sử dụng thanh huyết nhiễm độc, antiricin để lâu có thể giảm hiệu lực. Cơ chế tác động của ricin là gây vón hồng cầu, bạch cầu. Chất ricinin hiện chưa có tài liệu về tác dụng dược lý.

Cách dùng - Liều dùng

Dầu thầu dầu được dùng làm thuốc tẩy với liều từ 10 - 15g (ở trẻ con) và từ 30 - 50g (ở người lớn). Sau khi dùng 2 giờ hãy uống nước.

Bên cạnh đó còn dùng làm mềm dẻo chất côlođiong. Trong kỹ nghệ, dầu được dùng làm dầu máy bay, làm mềm da, tổng hợp nước hoa, chế sunforixinat (đỏ Thổ Nhĩ Kỳ-rouge dc Turquie), in trên vải v.v… Ngoài ra, nó còn là một chất phá bọt rất mạnh. Khi dùng liều 1/100.000 có thể làm hết bọt trong một phút 1 nồi súp dê (nồi hơi). 

Lá và hạt thầu dầu tía là một vị thuốc được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, méo miệng do cảm, xếch mắt. Hiện nay vẫn chưa rõ cơ chế tác dụng. 

Chữa sót nhau: Sử dụng 15 hạt thầu dầu giã nhỏ và đắp vào gan bàn chân. Sau khi nhau ra, cần rửa chân tay (Theo Y học thực hành, 10/1961). Chữa đẻ khó làm tương tự (kinh nghiệm dân gian, có ghi trong sách cổ Bản Thảo đại minh).

Chữa phong thấp, viêm khớp, bại liệt, bị thương đau nhức, tay chân tê mỏi: Sử dụng rễ thầu dầu 30g; 20g mỗi vị gồm dây đau xương, lõi thông. Đem tất cả dược liệu sắc và chia ra 3 lần uống trong ngày.

Chữa hen suyễn: Sử dụng lá thầu dầu 12g và phèn phi 8g. Đem giã nhỏ, trộn với thịt lợn băm, gói trong lá sen non và đun lửa nhỏ cho chín.

Chữa bệnh trĩ

  • Sử dụng một nắm lá thầu dầu tía. Rửa sạch và cho vào nồi đun đến khi nước đặc lại thì tắt bếp. Để nguội và sử dụng nước này để rửa hậu môn. Tiến hành mỗi ngày 2 lần (vào sáng và tối).

  • Sử dụng kết hợp lá thầu dầu và lá vông với tỷ lệ 1:1. Rửa sạch và giã nát. Sử dụng miếng vải mỏng để bọc hỗn hợp dược liệu, đắp lên vùng hậu môn trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó, sử dụng khăn sạch để lau hậu môn hay rửa với nước ấm. Tiến hành mỗi ngày 1 lần sẽ thấy tình trạng bệnh suy giảm.

  • Kết hợp 9 hạt thầu dầu tía cùng với 9 con học trò nước (có hình dáng giống với con nhện). Đem tất cả đi sơ chế và giã nát, rồi cho lên chảo sao với giấm cho tới khi ấm nóng. Sử dụng vải mỏng để bọc lại. Tách phần tóc sang 2 bên và đắp vào huyệt Bách hội ở giữa đỉnh đầu. Thực hiện cho đến khi búi trĩ co rút lại rồi bỏ xuống ngay do để lâu sẽ rất nguy hiểm.

Chữa sa tử cung, liệt dây thần kinh mặt: Sử dụng 10 – 20g hạt thầu dầu rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, sử dụng bả thuốc để đắp lên đỉnh đầu. Tiến hành ngày từ 2 - 3 lần.

Chữa viêm mũi, điếc mũi: Chuẩn bị từ 15 - 20 trái thầu dầu cùng 1 quả táo tàu đã bóc vỏ. Đem cả 2 vào chảo sao vàng với lửa nhỏ cho tới khi bốc mùi thì ngừng. Tiếp tục bọc dược liệu vào tấm vải mỏng, hơ qua 2 lỗ mũi trong vòng 20 phút hàng ngày. Kiên trì thực hiện liên tục 30 ngày sẽ thấy mũi trở nên thông thoáng, bình thường

Lưu ý

Khi ăn nhầm ricin sẽ gây ra ngộ độc với các triệu chứng như nhức đầu, tăng bạch cầu, chuột rút cơ, tăng nhiệt độ cơ thể, đổ mồ hôi lạnh, nguy hiểm hơn sẽ gây trụy tim và tử vong. Do đó, dược liệu này được các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng ngoài da, với đúng liều lượng cho phép để đảm bảo an toàn.

Để tránh gây ngộ độc hạt thầu dầu, chỉ dùng ngoài ra và tuyệt đối không ăn. Liều lượng khuyến cáo sử dụng tối đa là 20g hạt mỗi ngày. Cần cảnh giác với độc tính, tránh để tiếp xúc với miệng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH TẬT LÊ

BẠCH TẬT LÊ

Bạch tật lê, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích tật lê, gai yết hầu, tật lê, gai ma vương, quỷ kiến sầu nhỏ,... Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LẠC DẠI

CÂY LẠC DẠI

Cây lạc dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc.
administrator
CÂY THUỐC DÒI

CÂY THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ dòi, bọ mắm, đại kích biển, cây dòi ho. Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
Ô TẶC CỐT

Ô TẶC CỐT

Mực hay cá mực là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn từ loài hải sản này. Tuy nhiên, thông thường khi sơ chế mực thì người ta sẽ bỏ phần mai của loài động vật này.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator