TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.

daydreaming distracted girl in class

TANG KÍ SINH

Giới thiệu về dược liệu Tang kí sinh

- Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác. Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền và được bào chế sản xuất thành những dạng chế phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường bởi những công ty dược uy tín.

- Tên khoa học: Taxillus gracilifolius (Schult.f .).

- Họ khoa học: Loranthaceae (họ Tầm gửi).

- Tên gọi khác: Tầm gửi cây Dâu, Kí sinh cây Dâu, Phọc mạy mọn (theo dân tộc Tày),...

Tổng quan về dược liệu Tang kí sinh

Tang kí sinh là một loại dược liệu với đặc điểm là mọc kí sinh trên cây Dâu tằm. Tuy nhiên có một số tài liệu ghi chép rằng loài này còn có thể kí sinh trên cả một số loài cây khác. Quá trình phát tán từ cây này sang cây khác của cây Tầm gửi phụ thuộc vào các loài động vật nào đó khi ăn hạt hay lá cây sẽ mang các hạt giống đi sang nơi khác và giúp cho nảy mầm thành cây mới.  

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tang kí sinh

- Đặc điểm thực vật:

  • Tang kí sinh là loài cây có kích thước nhỏ, xanh quanh năm. Nhờ các rễ mút trong cấu tạo mà chúng có thể kí sinh lên cây Dâu tằm. Thân và cành của cây có dạng hình trụ, phân nhiều nhánh và khúc khuỷu. Bề mặt có màu nâu hay nâu đen.

  • Các lá cây có kích thước nhỏ với chiều dài từ 4 – 9 cm, chiều rộng từ 3 – 6 cm, đặc điểm của lá cây mọc so le và cuống lá ngắn, mép lá không có gai và lượn sóng.

  • Hoa của cây Tầm gửi mọc thành từng cụm và mọc ở vị trí ở những kẽ của lá, tuy nhiên độ dài của từng chùm hoa rất ngắn và có thể xem như hình tán. Màu của hoa đỏ hồng hay hồng tím.

  • Quả của dược liệu có hình bầu dục, khi quan sát có thể thấy vết tích của đài còn tồn tại.

- Phân bố dược liệu: loại dược liệu này phân bố chủ yếu phụ thuộc vào sự phân bố của cây Dâu tằm do đặc tính sống ký sinh trên cây khác của nó. Tuy nhiên với đặc tính ưa sáng và ưa ẩm nên cây phân bố nhiều và chủ yếu ở khu vực các quốc gia thuộc châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Phillipine, Trung Quốc,… Nhờ phân bố đa dạng và đặc tính dễ tìm nên cây được sử dụng nhiều để làm thuốc và bào chế ra các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu này.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: có thể sử dụng toàn cây để làm thuốc.

- Thu hái: có thể vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đều cho tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số vùng người ta chọn thời điểm thu hoạch vào đầu năm.

- Chế biến: dược liệu sau khi thu hái về được rửa sạch, phơi hay sấy cho đến khô, cắt thành từng đoạn nhỏ theo các bộ phận rồi sử dụng tùy mục đích.

- Bảo quản: sau khi chế biến thì phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm biến đổi hoạt chất bên trong và làm mất tác dụng.

Thành phần hóa học

- Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về thành phần hóa học của dược liệu. Tuy nhiên theo một số bài báo khoa học thì các hoạt chất tồn tài trong dược liệu Tang kí sinh thuộc các nhóm chất sau: flavonoid, lectin, đường, các acid amin,…

- Bên canh đó, một số hoạt chất tiêu biểu đã được tìm thấy trong Tang kí sinh như: quercetin, quercitrin, hyperoside,…

- Một số tài liệu báo cáo trong Tang kí sinh chứa chất có độc tính đối với tủy xương, vì vậy cần chú ý khi sử dụng lâu dài.

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của Tang ký sinh

Dược liệu Tang ký sinh có các tác dụng dược lý sau:

- Hạ huyết áp: trong thử nghiệm in vivo, động vật thí nghiệm sau khi được cho uống dịch chiết Tang ký sinh dưới dạng cao lỏng sau một thời gian cho tác dụng làm hạ huyết áp với liều từ 2 g/kg thể trọng.

- Chống oxy hóa: do trong thành phần hóa học có chứa nhóm flavonoid với tỉ lệ nhất định nên dược liệu cho tác dụng chống oxy hóa. Cơ chế chủ yếu do việc trung hòa các gốc tự do (ROS). Trong một nghiên cứu đã báo cáo tác dụng chống oxy hóa khi chiết bằng nước cao hơn so với chiết bằng ethanol.

- Gây độc tế bào: một số chất được chiết tách và phân lập từ Tang kí sinh cho tác dụng gây độc với một số dòng tế bào ung thư của cơ thể. Khi sử dụng cho tác dụng làm giảm u báng và u rắn trên đối tượng thí nghiệm.

- Ngoài những tác dụng tiêu biểu trên, Tang kí sinh còn được nghiên cứu và được chứng minh một số tác dụng khác như: an thần, điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống ung thư, cho tác dụng bảo vệ thận,…

Vị thuốc Tang kí sinh trong Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị đắng, tính bình.

- Quy kinh: vào Can và Thận.

- Công năng: an thai, lợi sữa, bổ can thận, mạnh gân cốt, mạnh gân xương, bài trừ phong thấp,…

- Chủ trị: 

  • Chữa trị các trường hợp phong thấp, đau gân cốt, nhức mỏi người. Ngoài ra còn có tác dụng bổ gan và thận khi sử dụng, an thai và lợi sữa.

  • Tang kí sinh còn cho tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp, động thai, tâm thần phân liệt. Ngoài ra khi sử dụng ở đường bên ngoài có thể trị mụn nhọt và lở loét.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Tang kí sinh

- Cách dùng: 

  • Dạng dùng chủ yếu của dược liệu là dạng thuốc sắc hoặc có thể ngâm rượu uống cho tác dụng rất hiệu quả. Ngoài ra có thể sử dụng bằng đường ngoài da bằng cách giã nát và đắp lên vùng cần điều trị.

  • Có thể sử dụng dược liệu đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược liệu khác trong các bài thuốc dân gian.

-  Liều dùng: liều sử dụng hằng ngày của Tang kí sinh tùy vào kiểu tác động mà người sử dụng đang hướng đến. Liều trung bình mỗi ngày từ 12 – 20 g. 

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Tang kí sinh

- Bài thuốc trị các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, làm bổ can thận, mạnh gân cốt (Độc hoạt tang kí sinh):

  • Chuẩn bị: 12 g Tang ký sinh, 8 g Độc hoạt, 12 g Tần giao, 8 g Phòng phong, 4 g Tế tân, 12 g Đương quy, 12 g Bạch thược, 6 g Xuyên khung, 12 g Sinh địa, 12 g Đỗ trọng, 8 g Ngưu tất, 4 g Nhân sâm, 12 g Phục linh, 4 g Nhục quế và 4 g Cam thảo. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc uống và sử dụng mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: 16 g Tang ký sinh, 12 g Chi tử, 12 g Câu đằng, 12 g Ngưu tất, 12 g Ý dĩ, 12 g Mã đề, Xuyên khung và Trạch tả 8 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem sắc uống và sử dụng mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa đau lưng:

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh, Ngưu tất và Cẩu tích 12 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa động thai đau bụng:

  • Chuẩn bị: 60 g Tang ký sinh, 20 g A giao và 20 g lá Ngải cứu.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc và chia 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Tang kí sinh

- Dược liệu tang kí sinh sau khi chế biến rất dễ bị hỏng hóc do tác động của các yếu tố môi trường, không sử dụng dược liệu đã đổi màu hay có mùi lạ.

- Người bị dị ứng với dược liệu không nên sử dụng.

- Các bài thuốc từ Tang ký sinh còn có sự phối hợp của các dược liệu khác, cần lưu ý hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator