SÀI ĐẤT

Cây Sài đất là một loại thực vật mọc dại rất phổ biến tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Nó thường được mọi người sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng như 1 loại thực phẩm thì Sài đất còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.

daydreaming distracted girl in class

SÀI ĐẤT

Giới thiệu về dược liệu Sài đất

- Cây Sài đất là một loại thực vật mọc dại rất phổ biến tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Nó thường được mọi người sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng như 1 loại thực phẩm thì Sài đất còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. Với nhiều công dụng như giải độc gan, thanh nhiệt, tiêu viêm,…mà Sài đất được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian.

- Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.

- Họ khoa học: Asteraceae hoặc Compositae (họ Cúc).

- Tên gọi khác: Húng trám, Cúc nháo, Ngổ núi, Ngổ đất, Cúc nháp, Hoa múc, Cúc giáp, Tân sa,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sài đất

- Đặc điểm thực vật:

  • Sài đất thuộc loại cây thân thảo sống khá dai, thường mọc lan bò hoặc mọc thẳng đứng, thân cây thường có chiều cao khoảng 40 cm. Vỏ thân bên ngoài có màu xanh và phủ các lông trắng.

  • Lá Sài đất mọc ôm khít vào thân cây và không có cuống. Các lá mọc đối xứng với nhau, có hình bầu dục và có kích thước nhỏ khoảng từ 2 – 4,5 cm. Mép là có khoảng 3 đến 5 răng cưa to & nông. Ở phiến lá có một gân chính và hai gân phụ, gân chính xuất phát từ cuống lá. Những đường gân này nổi khá rõ trên bề mặt lá. Mặt trên của lá mang màu lục xám và các đốm trắng, mặt dưới thì có màu nhạt hơn.

  • Hoa Sài đất mọc thành cụm, cụm hoa hình đầu có màu vàng và thường mọc ở đầu cành. Cuống của cụm hoa thường có chiều dài 5 – 10 cm. Các hoa ở phía ngoài cụm có hình lưỡi nhỏ và là hoa đơn tính và hoa ở giữa thì có hình ống và là hoa lưỡng tính. Mỗi hoa có nhiều cánh.

  • Quả Sài đất là quả bế, nhỏ và thường không có lông.

  • Sài đất thường ra hoa vào mùa hè.

- Phân bố dược liệu: 

  • Sài đất thường được thấy nhiều ở những khu vực nhiệt đới, và gặp ít ở những khu vực ôn đới. Cây mọc dại ở các nước như Malaysia, Ấn Độ,…

  • Tại Việt Nam, Sài đất thường mọc dại ở những vùng núi thấp và trung du. Ngày nay, đây là một lại dược liệu khá phổ biến do đó được mọi người trồng rất nhiều ở khắp nơi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: cả cây Sài đất đều có thể được dùng làm thuốc.

- Thu hái: thu hái quanh năm, nhưng nên thu hái vào khoảng từ cuối hè đến đầu thu.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi rửa sạch, sử dụng trực tiếp hoặc có thể phơi khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học của Sài đất

Dược liệu Sài đất có chứa các thành phần hóa học như sau:

- 29,7% các chất béo.

- 44,96% chất nhựa.

- Nhóm tanin.

- 1,14% caroten.

- 3,75% phytosterol.

- Các thành phần khác như saponin, pectin, lignan, chất nhầy, đường,…Ngoài ra lá Sài đất còn có muối vô cơ, tinh dầu và wedelolacton.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sài đất theo Y học hiện đại

Dược liệu Sài đất có các tác dụng dược lý như:

- Bảo vệ gan: nhờ hoạt chất wedelolacton và demethylwedelolacton giúp bảo vệ gan.

- Giảm đau, kháng viêm: có tác động gần như tương đương với các thuốc giảm đau thường được sử dụng.

- Kháng khuẩn: có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn.

- Chữa các bệnh ngoài da: thành phần phenolic trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa rất tốt từ đó giúp giảm viêm và nhanh lành vết thương.

- Làm màu nhuộm tự nhiên: lá Sài đất sử dụng nhuộm tóc thì cho ra màu xám, bên cạnh đó còn giúp giảm rụng tóc.

- Hỗ trợ điều trị xuất huyết tử cung, rong kinh, phòng ngừa loãng xương: nhờ các isoflavonoid giúp làm giảm sự thiếu hụt hormon estrogen (được nhận thấy trong các thử nghiệm trên động vật) do đó có tiềm năng rất lớn trong phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Vị thuốc Sài đất trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi chua, tính mát

- Quy kinh: vào Can và Thận.

- Công năng: thanh nhiệt giải độc, chỉ khái, hóa đờm, chỉ huyết, lương huyết, tiêu thũng, khử ứ,…

- Chủ trị: 

  • Các chứng cảm cúm, ho, sổ mũi, ho đờm.

  • Viêm phổi nhẹ, viêm khí quản, ho ra máu,…

  • Giải độc gan.

  • Các chứng mụn nhọt, rôm sảy, sưng ngoài da.

  • Bệnh bạch hầu, amidan, viêm hầu,…

Cách dùng – Liều dùng của Sài đất

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc sử dụng dạng khô đều được.

- Liều dùng: 

  • Dạng tươi: 50 – 100 g.

  • Dạng khô: 20 – 40 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sài đất 

- Bài thuốc chữa bệnh ban độc, ban trái ở trẻ, các biểu hiện sốt, nhức đầu, sốt về chiều, về đêm hoặc sốt xuất huyết:

  • Chuẩn bị: 6 g Sài đất, 4 g Cỏ mực, 3 con Trùn hổ (chế), 2 g Thạch cao, 4 g Nhãn lồng và 4 g Bạc hà. 

  • Tiến hành: đầu tiên cho các nguyên liệu vào với khoảng 600 mL nước rồi sắc đến khi cô lại còn khoảng 200 mL. Sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày. (dựa trên kinh nghiệm: khi trẻ khát nước thì có thể sử dụng nước sắc này uống cùng với chanh đường).

- Bài thuốc trị sốt xuất huyết:

  • Chuẩn bị: 30 g Sài đất tươi, 20 g củ Sắn dây (có thể dùng lá sắn dây), 20 g Kim ngân hoa, 20 g lá Trắc bá, 16 g Cam thảo đất, 16 g Hoa hòe. 

  • Tiến hành: lá Trắc bá đem đi sao đen, Hoa hòe thì sao cháy. Sau đó đem tất cả nguyên liệu đi sắc uống 1 thang mỗi ngày. Nếu trẻ sốt cao và khát nhiều thì dùng kết hợp thêm 20 g Mạch môn.

- Bài thuốc trị mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: 30 g Sài đất, 20 g Bồ công anh, 15 g lá Kim ngân hoa, 10 g Khúc khắc (Thổ phục linh). 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị viêm bàng quang: 

  • Chuẩn bị: 30 g Sài đất tươi, Bồ công anh và Mã đề 20 g mỗi vị và 16 g Cam thảo đất.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc uống và uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị sốt cao:

  • Chuẩn bị: 20 – 50 g Sài đất.

  • Tiến hành: Sài đất đem đi rửa sạch rồi giã nát. Tiếp đến pha với nước để uống và phần bã thì lấy đắp lên lòng bàn chân.

- Bài thuốc giúp thanh nhiệt giải độc:

  • Chuẩn bị: 100 – 200 g Sài đất và thịt, cá.

  • Tiến hành: Sài đất tươi ăn cùng với thịt, cá giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan.

- Bài thuốc chữa hôi miệng, nhiệt miệng, sưng và có mủ ở chân răng:

  • Chuẩn bị: 16 g Sài đất, 16 g Thục địa, 16 g Thạch cao, 12 g Thạch môn và 10 g rễ Cỏ xước.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc giúp thông sữa và tiêu viêm:

  • Chuẩn bị: Sài đất và Bồ công anh 30 g mỗi vị, 16 g Huyền sâm, 16 g Sa tiền tử, 16 g Kim ngân hoa, 16 g Liên kiều, 16 g Thạch cao, 12 g Xuyên khung, 12 g Thông thảo, 12 g Hoàng cầm, 8 g Chỉ thực, 8 g Thanh bì, 8 g Sài hồ và 6 g Tạo giác thích.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sấc thuốc và chia thành 2 lần uống mỗi ngày 1 thang.

- Bài thuốc chữa viêm da dị ứng, ngứa da do thời tiết, chàm:

  • Chuẩn bị: Sài đất và Kim ngân hoa 30 g mỗi vị, Rau má và Kinh giới 15 g mỗi vị và 10 g lá Khế.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu đem đi rửa sạch và đun với nước. Khi nước đã nguội bớt thì sử dụng thấm vào khăn để lau khắp người.

Lưu ý khi sử dụng Sài đất

- Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và những người đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Sài đất.

- Khi chọn lựa và sử dụng Sài đất nên cẩn thận để tránh nhầm lẫn với cây Lỗ cúc địa do có hình dạng khá tương tự với Sài đất.

 

Có thể bạn quan tâm?
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
CÂY SẢNG

CÂY SẢNG

Cây sảng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sang sé, trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang. Cây sảng lá kiếm là loại thực vật có hoa, không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh. Dược liệu này chủ yếu chữa bỏng, sưng tấy, mụn nhọt, bạch đới, chấn thương khi té ngã. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
HÀ THỦ Ô TRẮNG

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
MƯỚP TÂY

MƯỚP TÂY

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
administrator