MƯỚP TÂY

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

daydreaming distracted girl in class

MƯỚP TÂY

Giới thiệu về dược liệu Mướp Tây

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Mướp tây cũng được phân lập để bào chế thành các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.

-Tên khoa học: Abelmoschus esculentus (L.,) Moench

- Họ khoa học: họ Malvaceae (họ Bông).

- Tên gọi khác: Đậu bắp, Bụp bắp, Gôm, Bắp chà, Bông vàng,...

Đặc điểm thực và phân bố của dược liệu Mướp tây

Hiện nay chưa rõ nguồn gốc của Mướp tây xuất phát từ đâu, tuy nhiên một số người tin rằng Mướp tây có nguồn gốc đầu tiên ở khu vực châu Phi, cụ thể là ở nước Ethiopia và Sudan. Một số bằng chứng chỉ ra rằng Mướp tây đã được người dân Ai Cập trồng vào những năm 2000 trước Công nguyên. Ngày nay Mướp tây được trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, từ Châu phi đến châu Á, các vùng phía bắc của châu Âu và châu Mỹ.

Là một loài cây ưa khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới nên Mướp tây rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp, khí hậu sương giá, ngập úng hay hạn hán. Tuy nhiên tùy khu vực mà Mướp tây được trồng sẽ khiến cho cây có các đặc điểm khác nhau để thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ dưỡng của khu vực đó. Ở Việt Nam, cây thường gặp ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn các tỉnh phía Bắc. Cây cho quả nhanh nên có thể thu hoạch quanh năm.

Đặc điểm của dược liệu Mướp tây

Cây Mướp tây là một loài cây thân thảo, chiều cao của cây khoảng 1,5 – 2,0 m, có khi đạt chiều cao lên đến 2,5 m. Thân cây có hình trụ, dài và khỏe. Lá có hình tim, dài và rộng khoảng 10 – 20 cm, xẻ thùy chân vịt với số lượng thùy từ 5 – 7 thùy, bề mặt lá nhám. 

Hoa có màu trắng hay trắng ngả màu vàng tươi, ở phần gốc mỗi cánh hoa có màu tía hay màu đỏ, tràng hoa 5 cánh. Quả nang, dài từ 10 – 20 cm, hình dạng giống hình thoi, bên trong chứa rất nhiều hạt. Cây ra hoa vào thời điểm tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. 

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Quả, lá, hạt và rễ của cây đều có thể dùng để làm thuốc. 

Quả của cây được thu hoạch và ăn như một loại thực phẩm hoặc chế biến cùng với những món ăn khác.

Lá non được ăn sống cùng các món ăn khác trong bữa ăn.  

Hạt Mướp tây có thể đem rang và xay làm món cà phê không chứa caffein. Ngoài ra khi ép hạt Mướp tây có thể thu được dầu Mướp tây. Loại dầu này chứa nhiều acid béo chưa bão hòa như acid oleic và acid linoleic. Dầu ép từ hạt Mướp tây có mùi hương khá dễ chịu.

Rễ của cây Mướp tây có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.

Ngoài các tác dụng kể trên, quả và rễ của Mướp tây chứa hàm lượng lớn chất xơ, có thể sử dụng trong nền công nghiệp sản xuất giấy.

Thành phần hóa học

Quả và hạt của cây Mướp tây chứa hàm lượng lớn hợp chất có cấu trúc phenolic với nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như các dẫn xuất của catechin oligomer và hydroxycinnamic, ngoài ra còn có các hợp chất flavonoid glycosid, coumarin, carbohydrate, protein. 

Thành phần chất xơ của quả đậu bắp chứa 67,5% α-cellulose, 15,4% hemicellulose, 7,1% lignin, 3,4% các hợp chất pectin. Chính thành phần xơ này cho tác dụng giảm cholesterol huyết.

Quả Mướp tây còn chứa các vitamin nhóm A, B1, B2, B3, B9, C, E, K. Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, magie. 

Hạt Mướp tây chứa khoảng 60 – 70% chất béo không bão hòa (acid oleic và acid linoleic), ngoài ra còn giàu hàm lượng protein với hàm lượng tryptophan khá cao và có chứa các amino acid mang gốc sulfur.

Một số chất có cấu trúc tinh dầu được tìm thấy trong quả và hạt của cây Mướp tây. 

Hoa của cây Mướp tây chứa 13 hoạt chất có cấu trúc flavonoid glycoside và hibiscetin glycosid.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của cây Mướp tây

Đã có nhiều nghiên cứu dược lý in vitro và cả in vivo cũng như các nghiên cứu lâm sàng để chứng minh tác dụng trị liệu của Mướp tây, một số tác dụng tiêu biểu có thể kể đến như:

- Tác dụng chống oxy hóa: 

+ Trong các nghiên cứu dược lý in vitro đã cho thấy dịch chiết từ quả của cây Mướp tây cho tác dụng chống oxy hóa khi thử nghiệm với các mô hình oxy hóa như DPPH và ferric. Các hợp chất phenolic trong hạt cũng cho hạt tính chống oxy hóa tương tự khi thử nghiệm ở các mô hình trên.

+ Trong nghiên cứu in vivo đã cho thấy bột quả và hạt của Mướp tây khi sử dụng làm tăng hoạt tính của các enzyme như superoxide dimustase, catalase, glutathione peroxidase trên chuột thí nghiệm.

- Tác dụng kháng viêm và điều hòa hệ miễn dịch:

+ Dịch chiết ethanol của Mướp tây cho tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm niêm mạc dạ dày cấp tính bằng ethanol trên chuột thí nghiệm.

+ Mướp tây cho tác dụng điều hòa miễn dịch bằng cách tăng nồng độ của các interleukin 12 (IL-12) và interleukin-gamma và giảm nồng độ interleukin 10 (IL-10).

- Tác dụng kháng khuẩn:

Mướp tây cho tác dụng ức chế một số vi khuẩn như: Rhodococcus erythropolis, Rhodococcus opacus, Mycobacterium sp., Mycobacterium aurum, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Xanthobacter Py2, và Pseudomonas aeruginosa

- Tác dụng bảo vệ dạ dày:

Một số nghiên cứu cho thấy thành phần polysaccharide trong Mướp tây cho tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori bằng cách ức chế sự bám dính của vi khuẩn này lên thành niêm mạc dạ dày.

- Tác dụng chống ung thư:

+ Hạt phơi khô của Mướp sát cho tác dụng ức chế yếu tố hoại tử mô ủa dòng tế bào T3-L1 adipocyte.

+ Thành phần lectin của Mướp tây cho tác dụng ức chế tế bào ung thư vú

- Tác dụng làm giảm đường huyết và ngăn ngừa đái tháo đường:

Nhiều nghiên cứu in vivo đã chỉ ra Mướp tây có tác dụng làm giảm đường huyết đói, giảm đường huyết sau ăn và giảm HbA1C. Các cơ chế đã được ghi nhận đến nay bao gồm ức chế sự hấp thu glucose ở đường ruột, kích thích tuyến tụy tiết insulin bằng cách tái sinh các tế bào beta tụy và tăng cường sự tổng hợp glycogen ở gan.

- Tác dụng làm giảm lipid huyết:

Mướp tây cho tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycerid huyết. Trong một số nghiên cứu trên mô hình in vivo động vật bị đái tháo đường cũng cho thấy tác dụng giảm lipid huyết của Mướp tây.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của vị thuốc Mướp Tây

- Tính vị: Vị ngọt, tính mát

- Quy kinh: chưa được nghiên cứu rõ ràng

- Công năng, chủ trị: có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, dùng để trị các chứng táo bón. Có tác dụng chữa viêm họng, tiêu khát, viêm đường tiết niệu. 

Ngoài ra tại nền y học cổ truyền của các nước cũng ghi nhận cách sử dụng Mướp tây để trị nhiều bệnh khác nhau.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Mướp tây

Mướp tây có thể dùng hàng ngày trong các món ăn bằng nhiều cách chế biến khác nhau như xào, luộc, chiên, nấu canh, nấu nước uống, dùng ngoài da. Mướp tây không có độc tính nên có thể được sử với liều lượng lớn.

Một số bài thuốc dân gian có Mướp tây

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: 

Chuẩn bị: 1 lượng quả Mướp tây non vừa đủ. Đem hấp với cơm hoặc luộc lên chấm với nước mắm, ăn thường xuyên để kiểm soát nồng độ đường huyết.

- Bài thuốc giúp nuôi dưỡng làn da và giúp sáng mắt:

Chuẩn bị: quả Mướp tây tươi 200 g. Luộc hoặc xào, ăn từ 2 – 3 bữa hằng tuần.

- Bài thuốc chữa viêm họng và ho:

Chuẩn bị: Lá Mướp tây thái nhỏ, phơi khô. Ngày dùng từ 10 – 16 g hãm như trà và uống thường xuyên. Hoặc có thể sắc lấy nước để súc miệng.

- Bài thuốc hạ mỡ trong máu:

Chuẩn bị: 1 ít Mướp tây. luộc hoặc nấu xanh, ăn thường xuyên.

- Bài thuốc chữa chứng táo bón:

Chuẩn bị: 1 ít Rau đay và quả Mướp tây. Thái lát quả Mướp tây và nấu canh với Rau đay, có thể thêm cua và rau Mồng tơi vào.

Lưu ý khi sử dụng cây Mướp tây

- Mướp tây không độc nên không có lưu ý quan trọng khi sử dụng. Tuy nhiên khi chế biến cần chú ý để giữ được giá trị dinh dưỡng của Mướp tây.

- Mướp tây có tính mát nên đối với một số người bị bệnh do hàn như tiêu chảy, lạnh bụng cần lưu ý khi sử dụng.

- Một số bài thuốc dân gian từ Mướp tây chưa được kiểm chứng khoa học một cách đầy đủ. Vì vậy khi sử dụng cần phải tham vấn ý kiến của bác sĩ để đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
KÊ NỘI KIM

KÊ NỘI KIM

Tên khoa học: Endothelium corneum gigeriae Galli Họ: Phasianidae (Chim Trĩ) Tên gọi khác: Kê tố tử, Kê hoàng bì, Kê chuẩn bì, Màng mề gà
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
CÂY THUỐC DÒI

CÂY THUỐC DÒI

Cây thuốc dòi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ dòi, bọ mắm, đại kích biển, cây dòi ho. Với một số bà nội trợ, cây thuốc dòi có lẽ cũng không quá xa lạ. Vì vào những ngày hè nóng nực, người ta thường mua những bó lá bán sẵn về để nấu nước mát, uống giúp người mát mẻ sảng khoái hơn. Những bó lá ấy thường gồm có: rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… Đông y cho rằng, cây thuốc dòi có thể chữa được chứng ho, ho có đờm, thông sữa, giải nhiệt, tiêu viêm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ĐẮNG ĐẤT

RAU ĐẮNG ĐẤT

Theo y học cổ truyền, Rau đắng đất có tính mát và vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator