MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.

daydreaming distracted girl in class

MĂNG CỤT

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Garcinia mangostana L.

- Họ: Bứa (Clusiaceae)

- Tên gọi khác: Sơn trúc tử, Giáng châu, Măng cụt tía

- Tên nước ngoài: Mangosteen, Brindonia tallow tree, Garcinie mangoustan

Đặc điểm thực vật 

- Măng cụt là cây thân gỗ, cao 12 – 25m. Thân tiết diện tròn, thân non màu xanh lục mặt ngoài có nhiều khía dọc, thân già màu xám đen, sần sùi và có nhiều vết nứt. Cây có chất nhựa mủ màu vàng. 

- Lá đơn mọc đối, phiến lá bóng và dày, hình elip thuôn dài, màu xanh lục, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới. Không có lá kèm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở cả hai mặt lá, gân phụ dày đặc. Cuống lá chắc, màu xanh, mặt trên hình trụ phẳng, mặt dưới hơi phình. 

- Hoa đều lưỡng tính, mẫu 4, mọc riêng lẻ ở ngọn hoặc nách lá. Cánh hóa 4, rời, hình bầu dục, màu vàng xen lẫn màu đỏ tía. Bộ nhị gồm 10-15 nhị rời, đính thành vòng trên đế hoa, chỉ nhị dạng sợi dẹt màu vàng nâu, bao phấn hình bầu dục dẹt, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Bộ nhụy gồm 6-8 lá noãn, bầu 6-8 ô, mỗi ô 1 noãn, vòi nhụy rất ngắn hầu như không có, đầu nhụy to dạng khối màu vàng. Hoa nở vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Qủa thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

- Quả mọng, hình cầu, mang đài, vỏ quả ngoài màu tím đỏ sẫm; vỏ quả giữa màu đỏ nâu, xốp mềm, có chất nhựa màu vàng tiết ra từ ống tiết; vỏ quả trong màu nâu nhạt; đỉnh quả mang đầu nhụy hình hoa thị. Qủa mang 5-8 hạt, hạt có lớp áo trắng và ngọt, ăn được.

Phân bố, sinh thái

Măng cụt ưa khí hậu nóng ẩm và mưa quanh năm. Cây được trồng phổ biến ở các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysisa, Philippine. Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở vùng Nam Bộ. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Vỏ quả (Pericarpium Garciniae mangostanae): dùng tươi hoặc phơi khô phần vỏ của quả chín. 

Thành phần hóa học 

Vỏ quả chứa khoảng 12% tanin, là các trihydroxy methoxy methyl butenyl xanthon, ethyl methyl maleimid glucopyranosid, cùng các triterpenoid như cycloartenol, friedlin, b-sitosterol, betulin, mangiferadiol. Một loạt xanthon bao gồm mangostin, a-mangostin, b-mangostin, g-mangostin, các isomangostin, normangostin, …

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, thành phần xanthon mangostin được nghiên cứu cho thấy tính ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhiều loại vi nấm và mang tác dụng chống oxy hóa. Thành phần epicatechin cũng được chứng minh mang tính chất chống oxy hóa. Các flavonoids ức chế hoạt động của vi khuẩn Streptpcoccus mutans GS-5. Hợp chất Garcinone E có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi. Bên cạnh đó, tác dụng tiêu mỡ cũng được báo cáo nhờ tính chất ức chế phosphodiesterase. 

Theo đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào kinh đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết. Măng cụt thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư. 

Cách dùng – Liều dùng 

- Bài thuốc chữa tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn: Vỏ quả măng cụt đã phơi khô dùng 60g, cùng 5g hạt mùi, 5g hạt thìa lìa sắc với 1,2 lít nước, sắc đến khi cạn còn một nửa, dùng uống ngày 2 lần, mỗi lần 120ml. 

- Bài thuốc giảm cân, tiêu mỡ: vỏ quả măng cụt đem cắt nhỏ vừa, phơi khô, mỗi ngày dùng vài lát hãm với nước sôi 15 phút rồi uống.

- Bài thuốc chữa nám, tàn nhang: vỏ quả măng cụt tươi, rửa sạch, lấy phần thịt vỏ mềm bên trong, đem xay nhuyễn, trộn đều cùng 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa nước cốt chanh. Đem hỗn hợp này thoa đề lên vùng da nám, tàn nhang, mát xa vùng da rồi để yên 20 phút trước khi rửa sạch với nước. Thực hiện 3 lần mỗi tuần. 

- Bài thuốc giảm mụn trứng cá: vỏ quả măng cụt tươi, nạo lấy phần thịt vỏ mềm bên trong rồi phơi khô, sau đó tán mịn thành bột, cất vào lọ kín khô ráo. Mỗi lần sử dụng lấy một lượng bột nhỏ trộn cùng với dầu oliu, thoa lên vết mụn, để yên 30 phút rồi rửa sạch với nước. Thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần như vậy.

- Bài thuốc hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: vỏ quả măng cụt phơi khô, dùng nấu với nước rồi uống hàng ngày như trà. 

- Bài thuốc chữa hôi miệng: vỏ quả măng cụt tươi, rửa sạch, lấy phần thịt vỏ mềm bên trong, đem xay nhuyễn, trộn đều cùng 2 thìa cà phê mật ong và 200ml nước. Sau đó lọc cặn, lấy phần nước uống. 

Lưu ý 

- Không dùng măng cụt ở người chuẩn bị phẫu thuật hay vừa phẫu thuật xong, vì thành phần xanthons trong quả và vỏ quả có thể gây máu khó đông, vết mổ chảy máu nhiều khó lành. 

- Khi sắc thuốc nên dùng nồi đất, không dùng đồ kim loại vì kim loại có thể phản ứng với chất chống oxy hóa có trong vỏ quả. Nước sắc ngày nào nên uống ngay vào ngày đó.

- Không dùng măng cụt liên tục trong thời gian quá dài. Nghiên cứu cho thấy sử dụng tiên lục trong 12 tháng có thể khiến cơ thể nhiễm acid lactic, gây mệt mỏi, yếu người, thậm ý nguy hiểm đến tính mạng. 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÚNG CHANH

HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.
administrator