CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY NGÂU

Đặc điểm tự nhiên

Cây ngâu là cây nhỡ, có chiều cao trong khoảng từ 4 – 7m. Lá kép lông chim, mọc so le, có chiều dài từ 4 – 9cm, rộng 1,5 – 3cm, có 5 – 7 lá chét nhỏ. Lá tận cùng lớn hơn, có hình trứng ngược, đầu tù, gốc thuôn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, cuống lá có cánh.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có cuống mảnh, đơn hoặc phân nhánh. Hoa màu vàng, rất thơm, lưỡng tính hoặc hoa đực do tiêu giảm.

Quả hạch, hình cầu, khi chín màu đỏ tươi. Mùa hoa quả thường từ tháng 5 – 7.

Cây ngâu thuộc loại cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tự nhiên ở các kiểu rừng thưa, có bộ rễ rất phát triển và có khả năng chịu hạn tốt. Ở nước ta, cây ngâu mọc hoang ở rất nhiều nơi, có những nơi còn được trồng làm cảnh, hoa dùng ướp trà hay làm vị thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hoa và lá của cây ngưu là hai bộ phận chính được sử dụng rất phổ biến để bào chế thuốc.

Thu hái: Lá cành thường được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dùng tươi là chủ yếu. Còn hoa thì chỉ được thu hái khi đã chín vàng nhạt và có mùi thơm.

Chế biến: Sau khi hái đem đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp để dành dùng dần.

Trường hợp đã qua sơ chế khô cần bảo quản trong túi kín và để ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Lá Lá  cây Ngâu chứa aglaiastatin A, aglaiastatin B, aglaiastatin C, rocaglaol, pyrimidinon, rocaglamid.

Lá còn chứa tinh dầu, trong đó có linalool, hendecagon…Các chất có hàm lượng cao nhất là β – caryophylen 22,25%, α – humulen 17,58%, caryophyllene I 17,21%.

Hoa Ngâu chứa tinh dầu gồm các chất hendecan, linalool, decanal, copaen,...

Tác dụng

+Cây Ngâu đã được nghiên cứu với tác dụng chống ung thư. Chất aglaiastatin A và alglaiastatin B có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u K – ras – NRK in vitro với nồng độ ức chế 50% lần lượt là 5 ng/ml và 5,1 g/ml.

+Tác dụng diệt côn trùng: Các chất thuộc dẫn chất rocaglamis, desmethyltrocaglamid, methyl rocaglat và rocaglaol chiết từ cành lá ngâu có tác dụng diệt côn trùng mạnh trên ấu trùng và sâu của loài sâu ngài Peridroma saucia.

Công dụng 

Cây ngâu có vị cay ngọt, tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

+Điều trị bế kinh.

+Điều trị sốt, vàng da.

+Gây nôn, giải độc thực phẩm, đờm tích lâu ngày.

+Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

+Điều trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết.

+Chữa chứng say rượu.

+Điều trị bầm tím, sưng đau do ngã.

Liều dùng

Dược liệu được dùng chủ yếu bằng cách hãm trà hay sắc nước để uống. Trong nhiều trường hợp còn được nấu thành cao hay giã tươi để dùng ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo khi dùng ở dạng uống là khoảng từ 20 – 30g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Vị thuốc từ cây ngâu mặc dù có tác dụng dược lý khá đa dạng nhưng được khuyến cáo là không nên dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, người bệnh cần phân biệt rõ ngâu ta dùng để chữa bệnh với các giống ngâu ngoại lai.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại cây thảo mọc thường được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền. Với hương thơm đặc trưng và vị cay nồng, Xạ hương đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày và đặc biệt là tác động kháng khuẩn. Ngoài ra, Xạ hương còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
administrator
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
TÁO MÈO

TÁO MÈO

Táo mèo (Docynia indica) là một loài cây thuộc họ Hoa hồng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cây táo mèo sinh trưởng phổ biến ở vùng núi cao, phân bố rộng khắp tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Với các tác dụng khá tuyệt vời, táo mèo đang được nghiên cứu và phát triển để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
CAO BAN LONG

CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
MIẾT GIÁP

MIẾT GIÁP

Tên khoa học: Trionyx sinensis Wegmann Tên dược liệu: Carapax Trionycis Họ Ba Ba (Trionychadae) Tên gọi khác: Mai ba ba, Giáp ngư, Thủy ngư xác, Miết xác.
administrator