NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

daydreaming distracted girl in class

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Giới thiệu về dược liệu Nhụy hoa nghệ Tây

- Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

- Tên khoa học: Crocus sativus.

- Họ khoa học: Iridaceae (họ Diên vĩ hay họ Lay ơn).

- Tên gọi khác: Saffron.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nghệ Tây

- Đặc điểm thực vật:

  • Nghệ Tây là loại cây ưa nắng và ưa ẩm nhưng lại chịu ngập úng khá kém. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây là khá nhanh. Mỗi cây sẽ có vòng đời khoảng 7 – 10 năm.

  • Cây Nghệ Tây là loại cây thân thảo có phần củ nằm dưới lòng đất. Từ những củ Nghệ Tây mọc ra những nhánh cây con tạo thành bụi Nghệ tây khá đẹp. 

  • Lá Nghệ Tây có màu xanh, hình thuôn dài giống thanh kiếm. 

  • Hoa Nghệ Tây rất đẹp, thường nở bung trên 1 cuống hoa cứng và mập mạp. Mỗi hoa gồm 5 cánh tương đối dày xếp bên cạnh nhau, các cánh hoa bao bọc nhị hoa màu vàng ở giữa. Hoa Nghệ Tây thường nở sau mùa lạnh và khi thời tiết bắt đầu trở nên ấm hơn do đó người ta gọi hiện tượng Hoa Nghệ Tây nở giống như những chú gà con chui ra từ vỏ trứng. Bên cạnh đó, nó còn được coi như là loại hoa báo hiệu mùa xuân. Hoa phát triển mạnh mẽ ở nơi có ánh sáng mặt trời nhiều. 

  • Nghệ Tây có hoa là thể tam bội, không sinh sản hữu tính.

  • Mỗi hoa có 3 nhụy và nhụy hoa nghệ Tây nằm ở vị trí trung tâm của hoa, phải được thu hoạch thủ công bằng tay. Nhụy nghệ Tây có màu đỏ tươi và có buồng trứng, chiều dài nhụy khoảng từ 15 – 30 mm.

  • Hoa Nghệ Tây có nhiều màu sắc khác nhau như màu tím xanh, tím nhạt, trắng hoặc vàng. Hoa thường nở vào cuối đông, khoảng tháng 10 đến đầu tháng 11.

- Phân bố dược liệu: Nghệ Tây có nguồn gốc từ Hy Lạp sau đó lan rộng ra khắp các nước thuộc châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, Bắc Mỹ & cả Bắc Phi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần nhụy của hoa.

- Thu hái: thu hoạch ngay trong ngày khi hoa nở do khi hoa héo thì chất lượng của nhụy sẽ giảm sút. Việc thu hoạch nên được thực hiện vào buổi sáng khi mặt trời lên.

- Chế biến: sau khi thu hái thì đem đi sấy gió trong vòng khoảng 30 phút cho đến khi nhụy co lại đến kích thước bằng khoảng 1/3 so với ban đầu.

- Bảo quản: nhụy nghệ Tây phải được bảo quản kỹ càng trong các hũ nhỏ và hạn chế tối đa tiếp xúc với không khí do sẽ khiến chất lượng giảm sút và bay mùi đặc trưng của nhụy. Nên chọn hũ thủy tinh có nút cao su để bảo quản.

Thành phần hóa học của Nhụy hoa nghệ Tây

Nhụy hoa nghệ Tây có chứa nhiều thành phần hóa học với các hoạt tính sinh học hữu ích bao gồm:

- Thành phần chủ yếu và đặc trưng là các tinh dầu trong đó có khoảng hơn 150 chất thơm dễ bay hơi, bao gồm safranal (thành phần chính có mùi thơm), picrocrocin (có vị đắng) & crocin (có màu đặc trưng),… 

- Các carotenoid & các terpen.

- Ngoài ra Nhuỵ hoa nghệ Tây còn chứa các vitamin A, B1, B2,.. cùng với các nguyên tố vi lượng khác như mangan , sắt, kali, magie,…

Công dụng – Tác dụng của Nhụy hoa nghệ Tây theo Y học hiện đại

Nhuỵ hoa nghệ Tây có các công dụng và các tác dụng dược lý như:

- Tác dụng với não bộ: Nhụy hoa nghệ Tây có tác động tốt trong hỗ trợ điều trị trầm cảm nhờ các hoạt chất thuộc các nhóm alkaloid, tannin, flavonoid,…giúp cải thiện và cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, 2 hoạt chất là crocin và crocetin giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến chứng năng của não trong bệnh Parkinson và Alzheimer,… Ngoài ra còn giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ.

- Tác dụng đối với sức khỏe sinh sản: Nhụy hoa nghệ Tây cho thấy khả năng hỗ trợ thúc đẩy ham muốn ở cả phái mạnh và phái đẹp. Có những công dụng hữu ích cho chức năng cương dương nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, đối với nữ giới thì nhụy nghệ Tây còn giúp giảm các chứng đau bụng kinh, các triệu chứng tiền mãn kinh,…

- Công dụng trong thẩm mỹ: nhờ hoạt chất crocin với khả năng chống oxy hóa mạnh giúp giảm tình trạng stress oxy hóa nhờ đặc tính trung hòa các gốc tự do của hoạt chất này. Bên cạnh đó crocin còn thể hiện tác động bảo vệ da dưới tác động của tia cực tím, góp phần ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

- Kháng viêm: hoạt chất crocin với tác dụng chống oxy hóa giúp giảm tình trạng viêm.

- Chất nhuộm màu thực phẩm, gia vị: Nhụy hoa nghệ Tây còn là 1 chất nhuộm màu thực phẩm và 1 loại gia vị, bên cạnh đó cũng còn là 1 loại hương liệu trong chế biến nước hoa.

- Ngoài ra Nhụy nghệ Tây còn rất nhiều công dụng tiềm năng khác.

Cách phân biệt giữa Nhụy hoa nghệ Tây thật và giả 

Có 3 cách phổ biến để phân biệt Nhụy thật và giả:

- Phân biệt bằng mùi vị: Nhụy hoa nghệ Tây chất lượng sẽ có vị ngọt hơi đắng, có mùi nồng hơi ngọt và hơi giống mùi cơm cháy. Nhụy nghệ Tây giả hoặc kém chất lượng thì không có mùi.

- Phân biệt dựa vào hình dáng: Nhụy hoa nghệ Tây chất lượng sẽ có sợi nhụy thuôn và dài, mỏng, phần đầu nhụy sẽ hơi phình. Khi chà xát nhụy bằng tay thì sẽ thấy trên da vùng chà xát sẽ dính màu vàng hoặc vàng cam.

- Phân biệt dựa vào thời gian ra màu trong nước ấm: Nhụy nghệ Tây chất lượng sẽ chuyển màu nước từ từ sang màu vàng, sự thay đổi màu này có thể cần đến khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên sau khi ra màu thì các sợi Nhụy vẫn giữ được màu đỏ. Còn đối với Nhụy giả hoặc kém chất lượng thì nước sẽ đổi màu rất nhanh hoặc chuyển sang màu đỏ hoặc có thể không ra màu, hoặc các sợi nhụy mát màu đỏ.

- Hiện nay, việc đánh giá chất lượng Nhụy hoa nghệ Tây dựa trên bộ tiêu chuẩn ISO 3632 được Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO thừa nhận để sử dụng trên toàn cầu.

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có khá nhiều cách để sử dụng Nhụy nghệ Tây, nhưng phổ biến nhất là pha Nhụy với nước ấm để uống như trà hoặc pha với mật ong. Hoặc có thể sử dụng làm gia vị.

- Liều dùng: có thể sử dụng khoảng 1,5 g Nhụy nghệ Tây mỗi ngày.

Một số cách sử dụng Nhụy hoa nghệ Tây

- Trà Nhụy hoa nghệ Tây: sử dụng khoảng 7 – 10 sợi Nhụy đem đi pha cùng với 800 mL nước ấm (khoảng 80oC). Sau đó hãm trà trong vòng khoảng 5 phút để nước chuyển dần sang màu vàng hoặc vàng cam là có thể dùng được. Có thể thay đổi công thức để điều chỉnh theo khẩu vị.

- Sử dụng làm gia vị trong món ăn: các món ăn có thể sử dụng Nhụy nghệ Tây như yến chưng, cơm, thịt bò hầm, súp khoai tây,…Thêm Nhụy nghệ Tây vào trong chế biến sẽ giúp hương vị món ăn thêm tinh tế và hấp dẫn, bên cạnh đó còn giúp màu của món ăn trở nên đẹp mắt hơn.

- Ngoài ra còn các cách sử dụng khác trong thẩm mỹ cũng như chăm sóc sắc đẹp.

Lưu ý khi sử dụng Nhụy hoa nghệ Tây

- Nếu sử dụng quá 5 g mỗi ngày có thể bị ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Quá liều dẫn đến các tác dụng phụ như khô miệng, bồn chồn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đại tiện lẫn máu. Quá 5 g mỗi ngày sẽ gây vàng da, vàng mắt, tổn thương nội tạng và quá 20 g có thể tê tay chân, xuất huyết thậm chí tử vong.

- Người bị rối loạn đông máu, rối loạn lưỡng cực, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thấp, dị ứng với thực vật cùng họ nghệ Tây, phụ nữ có thai, đang cho con bú, phụ nữ đang kỳ kinh,…thì không được dùng.

Có thể bạn quan tâm?
QUẢ VẢ

QUẢ VẢ

Vả (có tên khoa học là Ficus auriculata) là loại cây gỗ có thân, cành tương đối lớn, tán tỏa rộng, vỏ cây màu nâu xám, xù xì, cành non có lông tơ.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator
CHUỐI HỘT RỪNG

CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
administrator
CÂY CHAY

CÂY CHAY

Cây chay, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chay bắc bộ, chay ăn trầu, chay vỏ tía, mạy khoai. Cây chay, là loại cây rất quen thuộc và không hề xa lạ với bất cứ người dân nào ở Bắc bộ. Cây chay, một loại cây gắn liền với tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Đây là một loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, vừa cho bóng mát lại vừa là nguyên liệu chính của những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator