QUẢ VẢ

Vả (có tên khoa học là Ficus auriculata) là loại cây gỗ có thân, cành tương đối lớn, tán tỏa rộng, vỏ cây màu nâu xám, xù xì, cành non có lông tơ.

daydreaming distracted girl in class

QUẢ VẢ

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Ficus auriculata Lour

- Họ: Dâu tằm (Moraceae)

- Tên gọi khác: Sung mỹ, sung lá rộng, sung tai voi

Đặc điểm thực vật

Vả là loại cây gỗ có thân, cành tương đối lớn, tán tỏa rộng, vỏ cây màu nâu xám, xù xì, cành non có lông tơ. 

Lá dày, mọc so le, gốc hình tim, đầu tù hoặc hơi có mũi nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn trên gân giữa và gân bên. Phiến lá khá to, mềm, mép khía của lá răng không đều nhau, phần cuống khá dài và to.

Cụm hoa mọc dày đặc ở gốc thân hoặc trên những cành già, Hoa đực có 4 cánh đài và 2 nhị, trong khi hoa cái chỉ có 3 cánh đài. Cụm hoa sẽ phát triển thành quả to có hình đầu dẹt. 

Cụm quả mọc ở gốc thân hoặc trên các cành ngắn của thân già, hình quả lê hoặc hình con quay. Quả khi còn non sẽ có vỏ ngoài màu xanh kèm lông mịn trên bề mặt. Bên trong có một lớp cơm màu trắng và đến khi quả chín thì sẽ có màu nâu đỏ, lông rụng. Quả vả giống như quả sung nhưng kích thước to hơn.

Mùa hoa: tháng 8 đến tháng 3 năm sau. 

Mùa quả: tháng 5 đến tháng 8. 

Vả chủ yếu mọc trong các khu rừng mưa ẩm của các thung lũng núi thấp. Các bộ phận của cây Vả có thể được thu hái quanh năm và thường được dùng ở dạng tươi mà không qua sơ chế.

Phân bố, sinh thái

Vả là loại cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở bờ các khe suối dưới tán rừng, thích nghi với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm. Đất ở nơi có cây vả mọc thường khá màu mỡ và có khả năng giữ nước tốt.

Vả có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ – Malaysia, phân bố tự nhiên phổ biến từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Indonesia, đến Việt Nam, Lào và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, vả là cây mọc tự nhiên trong quần hệ rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, thuộc hầu hết các tỉnh vùng núi (từ 1000 m trở xuống) và ở cả miền Bắc lẫn miền Nam. Ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Quả, rễ và lá của cây đều được sử dụng để làm thuốc nhưng quả là bộ phận được dùng phổ biến nhất.

Thu hái, chế biến

Có thể thu hái quanh năm và thường được dùng ở dạng tươi không qua sơ chế hoặc phơi khô. 

Thành phần hóa học 

Trong quả vả có một số thành phần như: Protein, Chất béo, Vitamin nhóm B, Chất nhầy và pectin. Ngoài ra, trong lá và quả cây Vả còn có betulinic acid, lupeol stigmasterol, bergapten, scopoletin, β-sitosterol-3-O-β-glucopyranoside, myricetin và quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside, một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác: calcium, magnesium, sodium, phosphor, mangan, kẽm, đồng…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, quả Quả có vị ngọt và tính bình, có tác dụng:

- Nhuận tràng, làm mạnh dạ dày, cầm tiêu chảy, ổn định tiêu hoá, kích thích ăn uống, giảm đau, tăng cường lưu thông máu.

- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nhuận phế, kiện vị.

- Rễ và lá còn có tác dụng giảm độc, tiêu thũng, chỉ thống.

- Điều trị trĩ, ho khan, và loãng xương (do nhiều canxi).

Theo Y học hiện đại, quả Vả có công dụng:

- Giảm nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết và cả ung thư vú.

- Cung cấp dưỡng chất để giúp xương chắc khỏe hơn.

- Hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu trong máu nhờ hợp chất pectin.

- Ngăn ngừa thiếu máu, nhồi máu cơ tim và huyết áp cao.

- Chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ giàu kali.

Cách dùng - Liều dùng 

Vẫn chưa có tài liệu ghi nhận liều lượng dược liệu tối đa có thể dùng trong một ngày. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể sử dụng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Có thể sắc chung với các vị thuốc khác để điều trị bệnh.

Một số bài thuốc có quả Vả:

- Bài thuốc điều trị chứng táo bón: Chuẩn bị: 5 quả vả chín, 100g khoai lang, 30g đường đỏ. Quả vả và khoai lang cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó cho đường đỏ vào và khuấy đều. Chia lượng thuốc này thành 2 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa cổ họng sưng đau: Giã nát các dược liệu 100g quả vả non, 30g búp tre, 50g lá chó đẻ. Sau đó sao nóng trên lửa nhỏ và đắp trực tiếp vào cổ khi thuốc còn ấm và băng giữ cố định. 

- Bài thuốc điều trị bệnh trĩ, đại tiện khô cứng: Chuẩn bị: 10 quả vả cùng với 1 đoạn ruột già lợn. Sơ chế nguyên liệu cho sạch rồi cho vào nồi hầm nhừ và nêm nếm gia vị vừa miệng. Ăn trực tiếp trong ngày. Ngoài ra đối với bệnh trĩ còn có thể dùng phần lá giã nát và đắp vào búi trĩ, mỗi ngày 2 – 3 lần.

- Bài thuốc điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy lâu ngày, tỳ hư: Thái thành hạt lựu 100g quả vả phơi khô, sau đó sao vàng và hãm khoảng 1 lít nước sôi rồi cho thêm ít đường trắng và dùng như uống hằng ngày. 

Lưu ý

- Không nên dùng cho trẻ em vì hàm lượng đường cao trong quả vả có thể khiến trẻ bị tiêu chảy hay sâu răng.

- Ăn quá nhiều quả vả 1 lúc rất dễ gặp phải chứng đầy bụng.

- Nếu sử dụng dược liệu không đúng cách có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
CÂY MẶT QUỶ

CÂY MẶT QUỶ

Cây mặt quỷ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất. Cây mặt quỷ là một loại dược liệu mọc hoang phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những công dụng mà cây thuốc mà lại. Theo y học cổ truyền, cây có công dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa, các vết cắn và nhiều bệnh khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
CÂY ỔI

CÂY ỔI

Cây ổi (Psidium guajava) có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Ổi được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator