ĐẠI TÁO

Đại táo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô… Đại táo có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, không chỉ biết đến là một vị thuốc, mà còn được xem như một món ăn dân dã. Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẠI TÁO

Đặc điểm tự nhiên

Đại táo là một cây nhỡ hay cây to, có thể cao 8 – 10m. Thân cành lúc non có màu lục vàng, sau đó chuyển sang màu xám rồi nâu đỏ, có gai ngắn ở mấu. Lá mọc so le; cuống lá ngắn 0,5 - 1cm, phiến lá hình trứng, đầu hẹp lại, dài 3 - 7cm, rộng 2 - 3,5cm, mép có răng cưa thô, nổi rõ 3 gân chính và các gân phụ trên mặt. Lá kèm thường thành gai.

Hoa mọc tụ tập thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7 - 8 hoa. Hoa nhỏ, cánh hoa màu vàng xanh nhạt. Đài, tràng và nhị đều 5.

Quả hình trứng hoặc hình bầu dục, dài khoảng 2 - 3,5cm, đường kính khoảng 1,5 - 2,5cm, gốc lõm, cuống ngắn. Vỏ quả ngoài mỏng, nhăn nheo, hơi sáng bóng, màu hồng tối; vỏ quả giữa xốp, mềm, ngọt và có dầu, màu nâu nhạt hoặc vàng nâu; vỏ quả trong là một hạch hình thoi dài, cứng rắn, 2 đầu nhọn, có 2 ô chứa các hạt nhỏ hình trứng. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt.

Mùa hoa: Tháng 4 đến tháng 5.

Mùa quả: Tháng 7 đến tháng 9.

Ở nước ta, nguồn dược liệu hiện vẫn đang phải nhập nhiều từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở một số tỉnh miền Bắc, cây đã được trồng ở nhiều nơi và hiện đang phát triển mạnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả chín là phần được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp nhất là vào mùa đông.

Chế biến:

+Hồng táo: Khi quả chín đem hái về rồi phơi hay sấy khô theo cách thông thường. Lúc này dược liệu sẽ có màu hồng.

+Hắc táo: Táo khi chín vàng được thu hái về và để cho hơi nhăn rồi đem chi quay trong thùng có gai. Sau đó tiến hành sắc chung với rễ con cùng thân lá của cây địa hoàng, cô thêm lượng đường vừa đủ. Sau đó đem phơi cho đến khi không còn cảm giác dính tay. Hắc táo thường sẽ có vị ngọt hơn nhiều so với hồng táo.

Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín hoặc hũ có nắp đậy nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt, chuột, gián…

Thành phần hóa học

Đại táo chứa vitamin C, riboflavin, thiamine, Carotenoid, Niacin và các vitamin khác. Ngoài ra, có thêm 36 nguyên tố vi lượng như catechol, tannin, 13 loại axit amin và canxi, photpho, sắt. 

Tác dụng

+Tác dụng điều hòa miễn dịch: Polysacarit đại táo làm tăng đáng kể nồng độ oxit nitric hình thành trong tế bào RAW264,7 và cả hai chiết xuất đều kích thích phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. 

+Tác dụng chống oxy hóa: Đại táo có hoạt tính chống oxy hóa nhất định. JPC ước tính có các gốc chống oxy hóa là gốc hydroxyl-, superoxide-, anion-. Có khả năng chống lipid-peroxid hóa vừa phải. Các hoạt động chống oxy hóa của polysacarit Z. jujuba được đánh giá in vivo cũng được nhắc đến.  

+Tác dụng hạ đường huyết: JPC có tác dụng điều trị đái tháo đường in vivo đáng kể. Bằng cách giảm nồng độ glucose huyết tương. JPC làm giảm đáng kể các mức VLDL, triglyceride, cholesterol toàn phần và cải thiện rõ rệt HDL. JPC giúp cân bằng nội môi của kháng insulin và làm giảm chỉ số xơ vữa.

+Tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa: Thực phẩm chức năng trong việc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Polysacarit thúc đẩy sửa chữa mô thông qua các yếu tố tăng trưởng khác nhau và sản xuất chống viêm tác dụng bằng cách ức chế dòng bạch cầu trung tính/ cytokine trong đường tiêu hóa.

+Tác dụng Bảo vệ gan: Đường, chất béo và protein có trong quả chà là là chất dinh dưỡng để bảo vệ gan. Nó có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein của gan, tăng hàm lượng huyết sắc tố và albumin huyết thanh. Điều chỉnh tỷ lệ albumin với globulin, giảm mức độ transaminase trong huyết thanh và các chức năng khác.  

Công dụng

Đại táo có vị ngọt, tính bình và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị chứng đau bụng ở phụ nữ mang thai.

+Điều trị chứng nhiệt miệng sau khi bị thương hàn.

+Điều trị bồn chồn, khó ngủ.

+Điều trị lở loét trên da không lành.

+Điều trị khí hư khiến mồ hôi tự đổ.

+Điều trị chứng thiếu máu dạng thiếu sắt ở trẻ em.

+Điều trị chứng ăn vào nôn ra.

+Điều trị nghẹt mũi, nghe kém.

+Điều trị cơn đau tim đột ngột.

+Điều trị tiêu chảy kéo dài, đầy bụng, hư hàn.

+Điều trị chứng đau nửa đầu.

+Điều trị đau bụng, kiết lỵ kèm theo đắng miệng.

+Điều trị xuất tinh sớm.

Liều dùng

Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hay phơi khô. Thông dụng nhất là kết hợp với các vị thuốc khác rồi sắc lấy nước uống.

Liều dùng khuyến cáo là khoảng từ 5 – 10 quả/ngày. Tuy nhiên có thể điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng.

Lưu ý khí sử dụng

+Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ bị cam tích, đờm nhiệt, răng đau, bụng đầy chướng.

+Không dùng trong trường hợp đau dạ dày do khí bế, trẻ em bị nhiệt cảm, đau bụng do giun, bụng to.

+Không dùng kết hợp với bạch vi hay nguyên sâm.

+Không nên dùng cho trẻ em hay phụ nữ sau sinh bị bệnh ôn nhiệt, hoàng đản, thử thấp, đờm trệ…

+Ăn dược liệu chung với cá sẽ dễ gây đau bụng và đau thắt lưng, còn ăn với hành sẽ khiến cho ngũ tạng bất hòa.

 

Có thể bạn quan tâm?
TÁO TA

TÁO TA

Táo ta (Ziziphus mauritiana) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Táo (Rhamnaceae) có nguồn gốc từ châu Phi và được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Táo ta được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa nhiều bệnh khác nhau như mất ngủ, tăng huyết áp, tiểu đường và đau đầu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về táo ta và cách sử dụng chữa bệnh nhé.
administrator
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
HƯƠNG NHU TÍA

HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator