KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).

daydreaming distracted girl in class

KHỔ SÂM

Giới thiệu về dược liệu

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ.

Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. 

- Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep

- Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae)

Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. 

- Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, 

- Họ đậu (Fabaceae).

Đặc điểm thực vật

- Khổ sâm cho lá là loại cây nhỏ, cao khoảng 1m. Lá mọc so le, hình mũi mác, đôi lúc có thể mọc thành vòng giả gồm 3-4. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông. Hoa mọc thành cụm, ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả có màu đỏ với lông trắng. Mùa quả tháng 5 - 8. 

- Khổ sâm cho rễ: là loại cây có thân nhỏ nhưng phần rễ khá lớn. Lá kép lông chim mọc so le, có hình mác. Hoa mọc thành cụm ở ngọn hay kẽ lá, màu vàng nhạt. Quả có hình cầu, đầu thuôn dài, màu đen.

Phân bố, sinh thái

- Khổ sâm cho lá mọc hoang và được trồng khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc bộ. 

- Khổ sâm cho rễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng đang trồng giữ giống.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

- Khổ sâm cho lá: thu hái lá vào thời điểm cây sắp ra hoa. Có thể dùng tươi hay phơi khô để dùng dần.

- Khổ sâm cho rễ: thu hái vào mùa xuân và mùa thu, bỏ phần rễ con, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau đó đem ngâm rễ tươi với nước vo gạo khoảng 3 tiếng đồng hồ rồi rửa sạch. Cuối cùng đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học 

- Trong lá khổ sâm có chứa một số thành phần chính như sau: flavonoid, alkaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, terpenoid

- Rễ khổ sâm chứa thành phần như: alkaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, anagyrin, N-methylcytisin, baptifolin, sophocarpin

Tác dụng - Công dụng 

- Khổ sâm cho lá: có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp giảm đau, chống dị ứng, làm giảm triệu chứng hen suyễn, chống rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch và hỗ trợ làm hạ lipid máu.

- Khổ sâm cho rễ: chữa sốt cao, viêm tai giữa cấp và mãn tính, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiệt lỵ, tiêu chảy, sán lãi, lở ngứa…

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể sử dụng dược liệu với nhiều cách khác nhau. 

- Khổ sâm cho lá: 12 – 20 g/ngày dùng khô dưới dạng thuốc sắc hay hãm lấy nước uống. Hoặc dùng 8 – 10 lá tươi, nhai trực tiếp.

- Khổ sâm cho rễ: 10 – 12g/ngày, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, tán bột, làm viên hoàn. 

Lưu ý

Đối với khổ sâm cho lá, khi sử dụng cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Không sử dụng cho những người tỳ vị hư hàn hay bị suy nhược, táo bón.

- Sử dụng liều cao có thể phát sinh các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn.

- Không dùng cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ mang thai.

Đối với loại khổ sâm cho rễ thì cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Dược liệu kỵ với thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô nên tuyệt đối không kết hợp chung các vị thuốc này với khổ sâm.

- Tránh dùng khi can thận hư yếu mà không kèm theo chứng nóng.

- Sử dụng dài ngày có thể khiến cho thận khí và tạng can bị tổn thương.

- Tuyệt đối không dùng dược liệu cho những người có tỳ vị hư hàn.

 

Có thể bạn quan tâm?
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
CÂY NỔ

CÂY NỔ

Cây nổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sâm tanh tách, cây nổ, sâm đất, tử lị hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Cây nổ mọc hoang nhiều ở nước ta. Sở dĩ người ta gọi là cây Quả nổ vì quả chín sẽ phát nổ. Đặc biệt khi cho vào nước sẽ phát ra tiếng lép bép rất vui tai. Cây không chỉ để làm cảnh mà còn là vị thuốc điều trị trong Đông y. Quả nổ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị những bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo và nhiều công dụng khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator