HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...

daydreaming distracted girl in class

HUYẾT DỤ

Giới thiệu dược liệu

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...

  • Tên thường gọi: Huyết dụ

  • Tên gọi khác: Huyết dụ đỏ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao),... 

  • Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp

  • Họ: Họ huyết dụ (Dracaenaceae)

Cây huyết dụ được sử dụng phổ biến cho các tình trạng viêm ruột, lao phổi

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Huyết dụ có thân nhỏ, mảnh, to bằng ngón tay cái, cao khoảng 1 - 2m, thân mang nhiều đốt sẹo của những lá đã rụng và ít phân nhánh.

Lá màu đỏ tía, đỏ cả 2 mặt hoặc một mặt đỏ, một mặt xanh; mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy hình lưỡi kiếm. Lá hẹp khoảng 1,2 – 2,4 cm, dài khoảng 20 – 35cm. 

Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân.

Quả mọng hình cầu, chứa 1 – 2 hạt.

Phân bố

Huyết dụ là cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm. Huyết dụ gồm một số loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á.

Ở Việt Nam, huyết dụ là cây rất quen thuộc, phổ biến ở nhiều nơi, cây trồng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Lá và rễ.

Thu hái, chế biến

Lá: chọn lá hai mặt đều đỏ, không bị sâu. Thu hái khi trời khô ráo, cắt lá, đem phơi hoặc sấy khô, có thể sao vàng hoặc phơi âm can hay dùng tươi đều được.

Rễ: thái nhỏ, sao thơm.

Thành phần hóa học

Trong lá Huyết dụ chứa một số thành phần như: đường, phenol, acid amin, athocyan,...

Tác dụng – Công dụng

Công dụng của cây huyết dụ gồm: Bổ huyết, tiêu ứ, mát máu, cầm máu,...

Huyết dụ được sử dụng làm dược liệu để điều trị các bệnh lý như lao phổi, thổ huyết, lậu huyết, băng huyết, trĩ, chấn thương bị sưng, đái ra máu, phong thấp, bạch đới, khí hư, viêm ruột, kiết lỵ ra máu, đau nhức xương, lỵ, trị ho gà ở trẻ em, mất kinh, rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, băng huyết, xuất huyết,...

Cách dùng – Liều dùng

Liều lượng dược liệu huyết dụ trong các bài thuốc điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mục đích sử dụng khác nhau.

Bài thuốc chữa băng huyết, rong kinh 

Dược liệu

  • 20g lá huyết dụ tươi

  • 10g đài hoa mướp

  • 10g rễ cỏ tranh 

  • 8g rễ cỏ gừng

Trộn các dược liệu trên rồi đem thái nhỏ, sắc với 300ml nước đến khi nước rút còn 100ml thì dừng. 

Lượng nước thu được dùng uống trong ngày, chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc chữa xuất huyết

Dược liệu

  • 20g huyết dụ tươi

  • 20g trắc bách diệp đã được sao đen 

  • 20g cọ nhọ nồi

Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước, dùng uống trong ngày, chia ra 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc trị lao phổi, đái ra máu, mất kinh và thổ huyết

Cách 1 

60 – 100g lá huyết dụ tươi (hoặc 30 – 60g lá huyết dụ khô) đun sôi và lấy nước uống mỗi ngày. 

Cách 2

Sử dụng bài thuốc chữa băng huyết, rong kinh ở trên.

Bài thuốc chữa ho ra máu

Dược liệu

  • 10g lá huyết dụ tươi

  • 8g rễ cây rẻ mạt

  • 4g trắc bách diệp sao đen

  • 4g lá thài lái tía

Các dược liệu trên đem phơi khô trong bóng râm và sắc nước uống.

Dùng uống trong ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc chữa chảy máu cam, ho ra máu

Dược liệu

  • 30g huyết dụ tươi

  • 20g trắc bách diệp đã được sao cháy

  • 20g cọ nhọ nồi

Đem sắc các dược liệu với nước, uống trong ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc chữa kiết lỵ

Dược liệu

  • 20g lá huyết dụ tươi

  • 20g rau má tươi

  • 12g cỏ nhọ nồi

Đem rửa sạch các dược liệu trên, để ráo nước, giã nát và thêm một lượng vừa đủ nước vào. Lọc bỏ cặn, dùng nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

20g lá huyết dụ tươi đã được rửa sạch và để ráo nước. Đem sắc dược liệu với 200ml nước, cô đặc đến khi nước rút còn khoảng 100ml. 

Nước thuốc dùng uống trong ngày.

Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dược liệu:

  • 20g lá huyết dụ tươi

  • 10g lá lấu 

  • 10g rễ cây rang

  • 10g lá cây muỗi

Rửa sạch các dược liệu trên và giã nát, thêm một ít nước rồi lọc bỏ bã, lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư

Dược liệu

  • 30g lá huyết dụ tươi

  • 20g lá thuốc bỏng 

  • 20g bạch đồng nữ 

Đem sắc các dược liệu trên với nước, dùng uống trong ngày.

Lưu ý

Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng huyết dụ vì có thể gây ra một số tác dụng phụ. 

Không sử dụng lá huyết dụ tươi đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ vừa bị sảy thai, nạo phá thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau thai.

Thận trọng khi dùng dược liệu này đối với trẻ em và người cao tuổi.

Bài thuốc chứa thành phần huyết dụ có thể có tác dụng chậm hơn so với các loại thuốc Tây y. Vì vậy, cần sử dụng dược liệu trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngưng sử dụng và tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu dị ứng, kích ứng, quá mẫn,... 

Không tự ý ngưng sử dụng thuốc Tây trong quá trình điều trị bằng thuốc Nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Không sử dụng liều lượng lớn và dùng trong thời gian dài. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ Y Học Cổ Truyền, liều lượng huyết dụ sử dụng nên từ 20 – 30g ở dạng tươi hoặc 6 – 8g ở dạng khô.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng dược liệu.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
ĐƠN BUỐT

ĐƠN BUỐT

Đơn buốt (Bidens pilosa) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Được biết đến với tên gọi khác là Đơn kim, Quỷ châm thảo, Xuyến chi, Manh tràng thảo, Song nha lông... Đơn buốt có nguồn gốc từ khu vực châu Mỹ và phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần hóa học, tác dụng và các công dụng trong y học của Đơn buốt.
administrator
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator