MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.

daydreaming distracted girl in class

MÂM XÔI

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir.

Họ Hoa hồng (Rosaceae)

Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.

Đặc điểm thực vật

Mâm xôi là loại cây bụi nhỏ, mọc trườn, thân leo có nhiều gai và dẹt. 

Lá đơn, mọc so le, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần tròn. Gân hình chân vịt, mép có răng cưa không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông, mặt dưới phủ lông mềm màu xám.

Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá, có màu hồng hoặc trắng. 

Quả kép, hình cầu, gồm nhiều hạch tụ lại. Khi chín quả có màu đỏ tươi.

Mùa hoa và quả: tháng 4-9.

Phân bố, sinh thái

Mâm xôi là cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh, ưa sống ở những nơi có ánh sáng và ẩm ướt, thường mọc bao trùm lên các cây bụi và dây leo. Tại Việt Nam, cây phân bố tương đối rộng ở khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, phổ biến ở miền Bắc hơn miền Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Quả, cành, lá và rễ

Thu hái, chế biến

Quả thu hái khi chín. Dùng để ăn hoặc làm mứt.

Cành, lá và rễ thu hái quanh năm, thái thành đoạn ngắn, phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học 

Mâm xôi chứa một số thành phần như: Vitamin C, Vitamin E, Pectin, Acid ellagic, Tanin…

Tác dụng - Công dụng 

Mâm xôi có tác dụng: ngăn ngừa và điều trị béo phì, sỏi thân, liệt dương, hiếm muộn, chống xơ vữa động mạch, ôn định đường huyết

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: quả 10 – 30 g, cành lá 30 – 40 g. Có thể dùng tươi, dùng khô dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý

Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng lá cây Mâm xôi vì dược liệu này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, gây sẩy thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
DẦU CÂY TRÀ

DẦU CÂY TRÀ

Tinh dầu cây trà có màu vàng, được chiết xuất từ cây trà có tên khoa học Melaleuca alternifolia thuộc họ Myrtaceae. Cây trà là loài cây bụi, mọc bản địa ở phía đông bắc vùng ven biển nước Úc. Dầu từ lá nghiền lần đầu tiên được sử dụng bởi bộ tộc Bundjalung bản địa Úc để điều trị bệnh đường hô hấp trên. Chúng đã được sử dụng gần 100 năm ở Úc. Hiện nay, đã có mặt trên toàn thế giới dưới dạng tinh dầu. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp.
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒ BỒ

BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỔ CỐT CHỈ

BỔ CỐT CHỈ

Bổ cốt chỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bà cố chỉ, phá cố chi, phản cố chỉ, hồ phi tử, thiên đậu, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu. Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý được trồng nhiều ở một số tỉnh nước ta. Theo dân gian, phá cố chỉ có tác dụng chữa một số bệnh lý nên dược liệu này có mặt trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator