TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.

daydreaming distracted girl in class

TAI CHUỘT

Giới thiệu về dược liệu Tai chuột

- Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.

- Tên khoa học: Dischidia acuminata Cost.

- Họ khoa học: Asclepiadaceae (họ Thiên lý).

- Tên dược liệu: Herbal Dischidiae Acuminatae

- Tên gọi khác: Mộc tiền, Dây hạt bí, Qua tử kim, Co muối tẩu, Nhẩm Nghin Mía, Muối qua,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tai chuột

- Đặc điểm thực vật:

  • Tai chuột thuộc loại thực vật dây leo, thường sống phụ sinh và bám vào các vách đá, vách núi hoặc đôi khi là cành của những cây khác. Phần thân cây Tai chuột sẽ bám trên các cành cây và buông thõng xuống. Cả cây Tai chuột đều sẽ chứa phần nhựa mủ có màu trắng đục.

  • Lá thuộc loại lá mầm, phần mặt trên bóng. Các lá thường mọc đối xứng và có hình dạng giống tai con chuột hoặc giống hạt bí. Lá Tai chuột có màu lục nhạt, chiều rộng lá khoảng 8 – 10 mm và chiều dài từ 1 – 2 cm. Phần gốc lá tròn, đầu tù và các gân lá ngoài gân chính thì không nổi rõ. Cuống là khá ngắn và có các lông nhỏ. 

  • Hoa Tai chuột mọc ở kẽ lá, có kích thước nhỏ và mang màu trắng. Đài có các răng nhỏ. Tràng hoa phình to phía dưới, có 5 thùy thẳng và có lông, tràng phụ thì có các chân ngắn. Nhị và nhụy nhỏ, có trục hình nón.

  • Quả Tai chuột gồm có 2 quả đại thẳng, bên trong có các hạt có phủ lông mịn. Hạt có thể phát tán đi xa nhờ gió.

  • Tai chuột thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6 mỗi năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Ở nước ta hiện nay có 9 loài thuộc chi Dischidia R.Br. Tất cả chúng đều là loại thực vật thân leo. Tai chuột ở nước ta phân bố ở nhiều tỉnh thành, từ vùng núi đến trung du hoặc đồng bằng.

  • Trên thế giới, Tai chuột có thể được thấy ở các nước Lào, Ấn Độ, Trung Quốc và 1 vài nước khác thuộc khu vực châu Á.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: có thể sử dụng cả cây để làm thuốc. 

- Thu hái: có thể thu hái quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi thái nhỏ, sau đó sao vàng và sử dụng tươi. Bên cạnh đó cũng có thể đem đi phơi khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh ẩm ướt.

Thành phần hóa học của dược liệu Tai chuột

Hiện nay, những thông tin về thành phần hoạt chất của dược liệu Tai chuột chưa có nhiều thông tin.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Tai chuột theo Y học hiện đại

Hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin cũng như các nghiên cứu cụ thể về tác dụng dược lý của dược liệu Tai chuột. Do đó chưa có tác dụng nào của Tai chuột được chứng minh với bằng chứng khoa học. Tuy nhiên dược liệu này đã cho thấy các tác dụng trên thực tế như sát trùng, lợi tiểu và tiêu viêm.

Vị thuốc Tai chuột trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị hơi chua, tính mát.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng – chủ trị: chữa thối tai, chữa bỏng, tình trạng viêm khóe hay chín mé, tiểu vàng sậm, sưng tấy, khí hư, chữa bệnh lậu, lợi sữa,…

Cách dùng – Liều dùng của Tai chuột

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng ngoài (giã đắp hoặc nấu nước để rửa).

- Liều dùng: đối với dạng sử dụng uống, liều sử dụng là từ 20 – 30 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Tai chuột

- Bài thuốc trị tình trạng hôi thối tai:

  • Chuẩn bị: lá Tai chuột và lá Hà thủ ô trắng mỗi loại 1 ít.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi giã nát, tiếp đến vắt lấy nước để nhỏ vào tai.

- Bài thuốc chữa chứng bạch đới ở phụ nữ, chứng viêm tiết niệu, thận nhiệt, nước tiểu có màu đỏ hoặc màu vàng, chứng tiểu buốt và tiểu đục:

  • Chuẩn bị: 40 g Tai chuột, Rễ cỏ tranh và lá bạc thau 30 g mỗi vị.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị phù thũng

  • Chuẩn bị: lá Tai chuột, Thài lài tía, rễ Cỏ xước và hoa Mã đề với lượng mỗi thứ 1 nắm.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sao qua rồi sắc thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang cho đến khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn.

- Bài thuốc trị chín mé, áp xe và viêm tấy:

  • Chuẩn bị: 1 ít Tai chuột tươi.

  • Tiến hành: Tai chuột đem đi rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên vị trí bị đau nhức.

- Bài thuốc giúp giảm ho và giúp long đờm:

  • Chuẩn bị: 30 g Tai chuột và 40 g lá Táo chua.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi nấu nước uống.

Lưu ý khi sử dụng Tai chuột

- Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt thì không được sử dụng dược liệu này một các tùy tiện.

- Những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh khác thì nên lưu ý do hoạt tính của Tai chuột có thể ảnh hưởng, tương tác với các loại thuốc đó.

- Cũng như các loại dược liệu khác, đặc biệt Tai chuột vẫn chưa có nhiều minh chứng khoa học nên phải tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
TINH DẦU HƯƠNG THẢO

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.
administrator
Ổ RỒNG

Ổ RỒNG

Ổ rồng là một loài dược liệu quý có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổ rồng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh như phù thũng, ghẻ ngứa, mẩn ngứa và làm liền xương. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số hoạt chất có trong Ổ rồng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm, đem lại nhiều tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào.
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator
GAI BỒ KẾT

GAI BỒ KẾT

Gai bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác thích, tạo giác trâm, giác trâm. Cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc, từ quả, từ hạt và từ gai cây bồ kết. Trong khi gội đầu bằng bồ kết cho sạch gàu là thói quen của nhiều người dân Việt, thì gai bồ kết lại là một dược liệu quý không nhiều người biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÁO RỪNG

TÁO RỪNG

Táo rừng (Ziziphus oenoplia) là một loại cây thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae) có tên khác là Táo dại, Mận rừng. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, và nhiều công dụng theo Y học cổ truyền. Táo rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau đầu, mất ngủ và viêm da. Cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này để hiểu rõ hơn về công dụng của nó theo Y học cổ truyền.
administrator
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
XƯƠNG KHỈ

XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Acanthaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á. Xương khỉ có thành phần hóa học phong phú, đặc biệt là axit ursolic và oleanolic, flavonoid, polypeptide, carotenoid và tinh dầu, giúp nó có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
administrator