Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.

daydreaming distracted girl in class

Ô RÔ NƯỚC

Giới thiệu về dược liệu Ô rô nước

- Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Dược liệu này có khả năng trị các chứng vàng da do gan, đau nhức xương khớp do phong thấp, chữa hen suyễn, ứ huyết, rong huyết,… Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về Ô rô nước

- Tên khoa học: Acanthus ilicifolius L.

- Họ khoa học: Acanthaceae (họ Ô rô).

- Tên gọi khác: Ô rô gai, Ô rô to, Lão thử cân,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ô rô nước

- Đặc điểm thực vật:

  • Ô rô nước là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 0,5 – 1,5 m. Thân có hình tròn và có màu xanh, mang nhiều rãnh dọc thân.

  • Rễ cây ngập trong nước.

  • Lá Ô rô nước mọc đối và mọc sát thân, hầu như không có cuống lá. Phiến lá cứng và có mép lượn sóng với các răng cưa không đều xung quanh, có cả gai nhọn.

  • Hoa Ô rô nước có màu xanh lam hoặc màu trắng, xếp 4 dãy  xung quanh thân khá đẹp.

  • Quả Ô rô nước là quả nang có hình bầu dục và có màu nâu bóng. Quả chứa 4 hạt khá dẹp có vỏ trắng xốp.

  • Ô rô nước thường ra hoa quả vào khoảng tháng 10 đến tháng 11.

- Phân bố dược liệu: 

  • Ô rô nước phân bố khá rộng rãi, có mặt ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ hoặc Trung Quốc đến cả Malaysia hoặc Indonesia. Đây cũng là loại cây bản địa của các nước Ấn Độ và Sri Lanka.

  • Về vị trí mọc thì ở nước ta, Ô rô nước ưa thích mọc ở những bãi nước lợ hoặc những bãi biển hoặc có thể mọc ở cửa sông, 2 bên bờ sông nơi gần biển ở dọc đất nước ta. Có thể tìm thấy Ô rô nước ở các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng cả cây hoặc có thể sử dụng riêng lá, rễ, búp non để làm thuốc.

- Thu hái: thu hái quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi phơi khô, đối với phần rễ thì rửa sạch rồi thái thành các phiến và phơi khô để sử dụng.

- Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học

Dược liệu Ô rô nước có các thành phần hóa học như sau:

- Lá Ô rô nước có chứa các hoạt chất như acteosid, blepharin, isoverbacosid, 3-O-D-glucopyranosyl-stigmasterol và daucosterol. Bên cạnh đó lá còn có các chất nhờn.

- Thân chứa alkaloid.

- Rễ chứa tanin và các saponin triterpen.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ô rô nước theo Y học hiện đại

Dược liệu Ô rô nước có các tác dụng dược lý như sau:

- Kháng viêm.

- Chữa hen suyễn, ho gà, long đờm.

- Điều hòa kinh nguyệt, giúp thông kinh.

- Ức chế sự phát triển ung thư, giúp ngăn ngừa ung thư.

- Tăng cường hệ tiêu hóa.

- Giảm đau, giảm nhức mỏi hoặc tê tay chân.

- Giải độc và làm mát cơ thể.

- Lợi tiểu, trì phù, trị các chứng tiểu buốt, tiểu gắt.

Vị thuốc Ô rô nước trong Y học cổ truyền

- Tính vị: 

  • Thân: vị hơi mặn, tính mát.

  • Rễ: vị mặn chua, hơi đắng. Tính hàn.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: 

  • Thân: tiêu sưng, tán ứ, hạ khí, giảm đau, tiêu đờm,…

  • Rễ: lợi tiểu, tiêu viêm, long đờm,…

- Chủ trị: các chứng thủy thũng, tiểu rát, tiểu buốt, thấp khớp, viêm gan, các bệnh đường ruột, hen suyễn, u ác tính, đau dạ dày,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: thường sử dụng Ô rô nước ở dạng thuốc sắc.

- Liều dùng: khoảng 30 – 60 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ô rô nước

- Bài thuốc trị hen suyễn & ho đờm:

  • Chuẩn bị: 30 g Ô rô, 60 – 120 g Thịt nạc heo và 500 mL nước.

  • Tiến hành: Ô rô đem đi thái nhỏ rồi ninh bằng lửa nhỏ với nước và Thịt nạc heo cho tới khi còn 150 mL nước. Chia làm 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

- Bài thuốc chữa ho gà:

  • Chuẩn bị: khoảng 20 g hoa Ô rô nước và Mật ong (hoặc Mật mía).

  • Tiến hành: hoa Ô rô nước đem đi tẩm với Mật ong hoặc có thể thay thế Mật ong bằng Mật mía. Tiếp đến đổ hỗn hợp này vào chảo và bắt đầu sao hỗn hợp này cho khô. Hỗn hợp vừa sao thì đem đi sắc với nước, sau khi sắc xong thì chia làm 2 lần uống và nên sử dụng hết trong ngày.

- Bài thuốc trị táo bón & nước tiểu vàng:

  • Chuẩn bị: 30 g rễ Ô rô, 18 g lá Muồng trâu và 20 g Mè đen.

  • Tiến hành: Mè đen đem đi giã nát và 2 vị thuốc còn lại thì thái nhỏ, sau đó trộn đều các nguyên liệu với nhau và sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, thấp khớp và tê bì tay chân:

  • Chuẩn bị: 30 g rễ Ô rô, 20 g Canh châu, 4 g Quế chi và 8g rễ Cây kim vàng. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi để ráo, sau đó thái nhỏ. Tiếp đến cho rượu trắng vào các dược liệu này để tẩm. Khoảng 20 – 30 phút sau thì bắt đầu cho hỗn hợp trên vào chảo để sao vàng. Khi quan sát thấy hỗn hợp đã ngả vàng thì đổ ra ấm, cho thêm nước và sắc thuốc để uống. Lượng thuốc vừa thu được sẽ chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên sử dụng thường xuyên để nhận thấy được sự cải thiện được rõ rệt các triệu chứng bệnh.

- Bài thuốc trị rong huyết:

  • Chuẩn bị: 30 g rễ Ô rô, 20 g Bồ hoàng và 18 g hoa Kinh giới.

  • Tiến hành: vị thuốc Bồ hoàng và hoa Kinh giới đem đi sao cháy tồn tính, còn rễ Ô rô thì đem đi thái nhỏ rồi sao với giấm đến khi cháy đen. Tiếp đến lấy các nguyên liệu đã sao xong đem đi sắc thuốc, nên sử dụng nhiều ngày để đạt được hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc trị ứ huyết:

  • Chuẩn bị: 30 g rễ Ô rô và 20 g Lá tràm.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc trị viêm gan, nhuận gan và giúp giải độc gan: 

  • Chuẩn bị: 30 g cây Ô rô, 30 g vỏ hoặc lá của Cây quao. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và cho vào nồi đun cho sôi với nước. Sử dụng uống thường xuyên và nên dùng trong thời gian dài để nhận thấy được những tác dụng cải thiện rõ rệt mà bài thuốc mang lại.

- Bài thuốc trị bệnh tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết:

  • Chuẩn bị: 30 g Ô rô, 13 g Thóc lép và 19 g Mỏ quạ.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc sử dụng đối với tình trạng gan lách sưng to:

  • Chuẩn bị: 30 g Ô rô nước, 12 g Thóc lép và 15 g Liên kiều.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nấu nước uống.

Lưu ý khi sử dụng Ô rô nước

- Những đối tượng cần phải thận trọng hoặc cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng Ô rô nước gồm: phụ nữ có thai, người đang sử dụng các thuốc khác để điều trị các bệnh lý khác,…

- Ô rô có 2 loại là Ô rô nước và Ô rô cạn, 2 loại này có thành phần hóa học và dược tính khác nhau do đó khi sử dụng phải phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa chúng với nhau.

 

Có thể bạn quan tâm?
GIẢO CỔ LAM

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cổ yếm, dền toòng.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUẾ

TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.
administrator