CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).

daydreaming distracted girl in class

CAN KHƯƠNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao nằm khoảng từ 0,5 – 1m. Phần thân rễ có phân nhánh và phát triển thành củ.

Lá cây hình mũi mác, không có cuống, mọc cách nhau, với chiều dài tới khoảng 20cm, rộng khoảng 2cm, bẹ nhẵn với phần lưỡi nhỏ dạng màng. Cán hoa mọc từ gốc dài khoảng 20cm, có nhiều vẩy lợp lên.

Cụm hoa có dạng trứng dài khoảng 5cm, rộng từ 2 – 3cm, lá bắc có màu lục nhạt, hình trái xoan với phần mép vàng. Đài có 3 răng ngắn còn tràng có ống dài gấp 2 lần đài, 3 thì hẹp nhọn và 1 nhị. Hoa màu vàng xanh với phần mép cánh màu tím và phần nhị cũng tím. Loài gừng trồng thường rất ít ra hoa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ, hay còn được gọi là củ.

Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông.

Chế biến: Tiến hành đào lấy những thân rễ già, đem cắt bỏ đi các rễ con rồi rửa sạch và phơi khô. Cần để vị thuốc trong túi kín rồi bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và ánh sáng mặt trời.

Thành phần hóa học

Trong gừng có 2 – 3% tinh dầu, chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Vị cay có trong Gừng là do hoạt chất zingeron.

Tác dụng

+ Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric

+ Hạ nhiệt

+ Giảm đau và giảm ho

+ Chống co thắt

+ Chống nôn

+ Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa

+ Tác dụng chống viêm

Công dụng

Can khương có vị cay, tính ôn. Bào khương (Can khương bào chế rồi) vị cay đắng, tính đại nhiệt. Vào sáu kinh: tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng.

Có tác dụng làm ấm trừ hàn, chữa bụng đau, chân tay lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đầy trướng khó tiêu, ho suyễn, tứ chi lạnh.

Liều dùng

Liều dùng 4 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các thuốc khác.

Có thể bạn quan tâm?
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
BẠCH TẬT LÊ

BẠCH TẬT LÊ

Bạch tật lê, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích tật lê, gai yết hầu, tật lê, gai ma vương, quỷ kiến sầu nhỏ,... Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
GAI DẦU

GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator
NGŨ TRẢO

NGŨ TRẢO

Ngũ trảo là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực châu Á. Một số tác dụng của dược liệu đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại. Cây được sử dụng trong các bài thuốc trị đau khớp và một số bệnh khác và cho tác dụng rất tốt.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator