CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CỎ LÀO

Đặc điểm tự nhiên

Cây cỏ lào, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ lào, Cây bù xích, Cây cộng sản, Chùm hôi, Yên bạch, Bớp bớp, Nhả nhật (Tày), Cây việt minh, Pảng pình (K'ho), Blây suôn (Bana), Muồng mung phiu (Dao).

Cỏ lào thuộc loài cây thân thảo, nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1-2m. Cây mọc thành bụi, phân nhiều cành nằm ngang. Thân tròn màu rất nhạt, có rãnh và lông mịn nhỏ.

Lá mọc đối, hình gần tam giác, dài 6-9cm, rộng 2-4cm, gốc thuôn vát, đầu nhọn, mép có răng cưa to, vò ra có mùi hăng hắc, hai mặt lá cùng màu có lông mịn, dày hơn mặt dưới, gân chính 3; cuống lá dài 1-2cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngũ kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm, tụ hợp thành hình đầu dài khoảng 1cm, màu vàng lục. Lá bấc xếp thành 3 – 4 hàng, hơi có lông, mào lông có sợi đều; tràng hoa loe dần từ gốc, bao phấn không có tai.

Quả bế hình thoi, có 5 cạnh, có lông.

Mùa hoa quả: Tháng 1-3.

Cây thường được gặp ở vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp. Cây ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống được trên mọi loại đất. Cây Việt Minh có nguồn gốc từ đảo Angti. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các vùng núi, trung du và ở đồng bằng. Cây thích ứng tốt và phát triển mạnh vào mùa mưa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể sử dụng để bào chế thuốc. Tuy nhiên, lá cỏ lao được sử dụng chủ yếu.

Thu hái: Cỏ lào có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Khi thu hái có thể cắt cả cây để dùng. Cây thường dùng tươi, ngoài ra có thể phơi khô bảo quản dùng dần.

Cây cỏ lào có thể thu hái quanh năm do đó, không cần sơ chế, bảo quản. Tuy nhiên, nếu dùng khô cần bảo quản dược liệu trong hộp kín, đặt nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Toàn thân cây cỏ lao có chứa: Tinh dầu, tanin, Alkaloid, Photpho, đạm, Kalium.

Tác dụng

+Tác dụng làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi nhanh hơn hẳn nhóm đối chứng; tuy nhiên khi dùng tại chỗ trong 3 – 5 phút đầu, thuốc gây cảm giác nóng xót tại vết thương ở mức độ chịu đựng được.

+Tác dụng Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương do đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo. Sẹo hình thành mềm, mịn, không thấy có sẹo co kéo, sẹo lồi. Màu sắc sẹo hồng hoặc nâu nhạt, không thấy sẹo bạc màu.

+Tác dụng ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, coli, Proteus, trực khuẩn mủ xanh.

+Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng độc: Lá, thân, rễ đều có tác dụng nhưng lá có tác dụng mạnh nhất.

Công dụng

Cỏ lao có vị hơi cay, mùi hôi nhẹ, tính ấm sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị vết cắn do đỉa cắn, vắt cắn.

+Điều trị đau nhức xương khớp, ung nhọt độc, ghe lở trên da.

+Điều trị viêm loét dạ dày.

+Điều trị lỵ trực trùng và tiêu chảy.

+Điều trị bệnh viêm đại tràng, đau nhức răng, viêm lợi.

+Điều trị viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy.

+Điều trị bong gân.

+Giúp tan máu bầm và cải thiện vết thương tại các phần mềm, bầm tím tụ máu do tai nạn.

+Điều trị loét giác mạc.

+Điều trị táo bón.

Liều dùng

Cỏ lào có thể dùng tươi hoặc khô, có thể dùng uống trong hoặc đắp ngoài đều được.

Liều thuốc phụ thuộc vào đơn thuốc và khuyến cáo của thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

Cỏ lào là loài cây có độc, dùng quá liều có thể bị trúng độc với những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Cỏ Lào được sử dụng phổ biến để cầm máu và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Mặc dù được dùng phổ biến nhưng dược liệu có chứa một lượng dược tính nhất định. Do đó, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.

 
Có thể bạn quan tâm?
MÃ THẦY

MÃ THẦY

Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt.
administrator
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
PHAN TẢ DIỆP

PHAN TẢ DIỆP

Lá của cây Phan tả hay còn được gọi với cái tên Phan tả diệp là một loại thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Chúng thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như tắc ruột, viêm tụy cấp, sỏi túi mật hoặc viêm túi mật, các chứng táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa,…
administrator
MƯỚP KHÍA

MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator