MÃ THẦY

Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt.

daydreaming distracted girl in class

MÃ THẦY

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Eleocharis dulcis (Heleocharis plantaginea R. Br.)

- Họ: Cói (Cyperaceae)

- Tên gọi khác: Củ năng, Bột tề, Thông thiện thảo, Địa lê, Ô vu, Thủy vu, Hắc sơn lang, Hồng từ cô, Địa lật

Đặc điểm thực vật 

- Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt. Bề ngoài thân có nhiều khía dọc, trong có nhiều vách ngang và không có lá. Lá cây được thay thế bởi những bẹ nhỏ hình trụ. 

- Cây có rễ phình to thành củ, chìm bên dưới nước. Củ to màu tím đen, hình trứng thuôn hơi dẹt, to bằng củ hành tây, phần đỉnh củ có điểm màu nâu nhạt hoặc vàng, giữa củ có đường gân bao quanh. Thịt củ bên trong màu trắng, vị ngọt, giòn.

- Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm bông dạng tháp bút, dài 2 – 5 cm, , cụm hoa thường chỉ có một hoa nhỏ màu vàng nâu ở ngọn mỗi cây, mỗi hoa có từ 2 – 3 nhị và đầu nhuỵ. Cây nở hoa vào tháng 11 – tháng 12 hàng năm. 

- Quả bế dài bằng 1/2 vẩy, có 5 – 7 tia, tròn.

Phân bố, sinh thái

Mã thầy sinh trưởng và phát triển trong nước, sống được cả nước ngọt và nước phèn, thích hợp nhất với thích hợp với vùng nước có pH = 4 – 5. Mã thầy là loài bản địa của châu Á, Úc, các nước nhiệt đới châu Phi, và nhiều quần đảo khác trong Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, cây mọc phổ biến từ Bắc đến Nam. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc để làm thực phẩm, được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng núi cao thuốc biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Ở miền Nam, củ Mã thầy được tìm thấy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi là Củ năng. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

- Bộ phận dùng: Củ (phần rễ phình to nằm chìm trong  nước). 

- Thu hái, bảo quản: Thu phần củ, đem về rửa sạch và dùng tươi. Thời điểm thu hoạch Mã thầy thích hợp là khi mặt đất phía dưới gốc cây chuyển sang màu vàng, điều này chứng tỏ củ Mã thầy đã trưởng thành và sẵn sàng để thu hoạch. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tốt nhất ở nhiệt độ 40oC để giảm sự thoát hơi nước của củ và hạn chế nảy mầm. 

- Chế biến: Củ mã thầy có thể dùng tươi không cần qua chế biến hoặc tán bột thành bột. Trước khi sử dụng làm dược liệu, cần lưu ý do cây sinh trưởng trong nước, dính bùn đất, có nguy cơ mang nhiều loại ký sinh trùng sinh trưởng ký sinh, vì vậy cần gọt vỏ và rửa sạch, chế biến kỹ trước khi sử dụng.

Thành phần hóa học 

Củ mã thầy chứa tới 77% cacbonhydrate (gồm tinh bột và đường), 8% protein. Các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B9. Ngoài ra còn có vitamin C, vitamin E Khoáng chất vi lượng như: Magie, mangan, photpho, kali, kẽm Ngoài ra vỏ củ còn chứa các flavonoid như: fisetin, tectorigenin, quercetin, luteolin, apigenin, diosmetin, jaceosidin, và galangin. 

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, các nghiên cứu chứng tỏ thành phần flavonoid từ vỏ củ có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư phổi bằng cách ngưng quá trình phân bào và kích hoạt apoptosis tế bào ung thư phổi. Bên cạnh các tác dụng kháng một số vi khuẩn: tụ cầu vàng, Bacillus coli…; Ổn định đường huyết, điều trị tiểu đường; Nhuận tràng, điều trị táo bón; Hỗ trợ cải thiện vàng da so suy giảm chứ năng gan.

Theo đông y, mã thầy có vị ngọt, tính mát. Đi vào kinh phế, vị. Mang công năng khai vị, ích khí, an trung, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thức ăn và giúp ích cho dạ dày và ruột. Dùng chữa trị tình trạng tiêu khát, bệnh viêm gan (vàng da), trường hợp nhiệt (lỵ ra máu), đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ, hỗ trợ giải độc cơ thể. Hỗ trợ tiêu đờm, lợi tiểu. 

Cách dùng – Liều dùng 

Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày khoảng 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc

- Bài thuốc tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể: Dùng 500g củ Mã thầy, 500 g thịt vịt nước, 30 g đường phèn, ninh nhỏ lửa, dùng ăn. 

- Bài thuốc chữa tiểu ra máu: Dùng 150g củ Mã thầy, 30g Râu ngô, 30g Rau câu, sắc với nước, dùng uống nhiều lần trong ngày. 

- Bài thuốc làm mát gan, dạ dày, đường ruột: Dùng 1 – 2 củ Mã thầy, loại của mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt, cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ nấu với bột đậu xanh, dùng ăn ngay. 

- Bài thuốc bổ phế, ích thận: Dùng 100g củ Mã thầy, 2 cái cật lợn, 30g đường phèn dập nát, nấu cùng 2 lít nước. Nấu với lửa nhỏ trong vòng 20 -25 phút, ăn ngay khi còn nóng. 

- Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc rượu: Dùng củ Mã thầy tươi phối hợp với rễ cỏ tranh và ngó sen với lượng bằng nhau, sắc thành nước, dùng uống hàng ngày.

Lưu ý

- Mã thầy là dược liệu dạng củ, phát triển dưới đất bùn, do đó cần chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh nhiễm vi trùng, ký sinh trùng. 

- Không sử dụng dược liệu Mã thầy ở phụ nữ mang thai, thận trọng ở phụ nữ đang có con bú, tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

- Đối với bệnh nhân đau dạ dày, không nên sử dụng quá nhiều dược liệu củ Mã thầy dưới dạng củ thô, chưa chế biến.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator