CHÚT CHÍT

Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như: trị các mụn ghẻ, dùng làm thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém,…

daydreaming distracted girl in class

CHÚT CHÍT

Giới thiệu về dược liệu 

  • Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như: trị các mụn ghẻ, dùng làm thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém,…

  • Tên thường gọi: Chút chít

  • Tên gọi khác: Trút Trít, Lưỡi Bò, Ngưu Thiệt, Dương Đề, Gót Dê, Trục, Thủy Hoàng Cân, Súc Quỷ Mục, Đông Phương Túc, Thổ Đại Hoàng, Liên Trùng Lục, Ngốc Thái, Quỷ Phỉ Căn, Dương Đề Đại Hoàng, Bại Độc Thái, Ngưu Thiết Thái, Giả Ba Thá, Kim Kiều, Ngưu Đồi, Trư Nhĩ Đóa,...

  • Tên khoa học: Rumex wallichi Meisn

  • Họ: Rau răm (Polygonaceae).

Cây chút chít là một loại dược liệu thường được sử dụng trị bệnh táo bón

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

Lá non của cây này làm rau ăn có vị đắng nhẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là một vị thuốc thường được dùng trong dân gian. Chút chít dùng đắp ngoài da trị hắc lào, ghẻ ngứa. Chút chít uống thì lại có tác dụng như một loại thuốc nhuận trường, trị táo bón. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Chút chít trong bài viết sau.

Chút chít là loại cây ưa sáng, mọc hoang, phân bố rộng rãi từ vùng đồng bằng đến vùng trung du và miền núi nước ta. Chúng thường ở những khu vực ẩm thấp, xung quanh bờ ao hồ, bãi sông, ven suối, ở vùng núi cao dưới 1500m.

Chút chít cao khoảng 0,4–1,2 mét (m), có rễ khỏe, dài và màu nâu nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10. Thân cứng, ít phân nhánh và có rãnh dọc trên thân. Lá mọc so le, có phiến rộng, hình mũi mác, mép lượn sóng. Hoa có màu vàng lục xếp thành vòng sít nhau, nhất là ở ngọn, mọc theo cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá và thường ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4. Quả nhỏ, được bao bọc bởi hoa và thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7.

Thu hái, chế biến

Người ta thường lấy rễ già của cây chút chít trên 2 tuổi, bỏ rễ con, thường chọn những mẩu rễ tròn dài 10 – 20cm, đường kính 1 - 1,5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang có vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn, màu vàng nâu, vùng sinh tầng trông rất rõ. Rễ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10. 

Sau khi đào rễ, đem rễ rửa sạch đất, sau đó cắt thành miếng dày khoảng 0,5–1cm và phơi khô hoặc sấy để có thể sử dụng.

Lá cũng được dùng làm dược liệu. Dùng lá sát vào những chỗ hắc lào đã rửa sạch hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay trị các mụn ghẻ.

Thành phần hóa học 

Trong rễ và lá chút chít có antraglucozit. Tỷ lệ antraglucôzit toàn phần trung bình là 3-3,4% ( khoảng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp).

Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. 

Tác dụng - Công dụng 

Chút chít có vị đắng, tính hàn và được sử dụng làm dược liệu với tác dụng chữa những bệnh như:

  • Dùng làm thuốc nhuận tràng.

  • Thanh nhiệt, thông bí đại tiện: chữa táo bón, tiêu hóa kém đại tiện ra máu, làm thuốc xổ,…

  • Sát trùng: chữa mẩn ngứa do nhiễm trùng, mồ hôi, nấm da đầu, lác đồng tiền trên da, mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn ghẻ, hắc lào,… 

Cách dùng - Liều dùng 

Thuốc chữa bí đại tiện

Rễ tươi chút chít 8 – 12g nhai sống hoặc sắc nước uống. 

Chữa mẩn ngứa, chữa mụn nhọt

Rửa sạch rễ cây chút chít, thái mỏng và trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mẩn ngứa hoặc mụn nhọt. Đợi 1 - 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. 

Thực hiện 2 lần mỗi ngày, trong 3 ngày liên tiếp.

Thuốc tẩy

Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, nước 300ml. Đem sắc còn 150ml. 

Chia nhiều lần uống trong ngày.

Trị nấm da đầu

Dịch chiết bằng ethanol của cây chút chít có tác dụng ức chế nấm tóc, phần tan trong nước không có tác dụng.

Viên chút chít nhuận tràng

  • Bột chút chít 0,50g, 

  • Bột cam thảo 0,30g, 

  • Diêm sinh đã rửa 0.15g

  • Bột hồi 0,04g. 

Trộn các dược liệu trên rồi vo thành viên nhỏ.

Sử dụng 1 - 2 viên mỗi ngày để nhuận tràng.

Sử dụng 3 – 8 viên mỗi ngày để làm thuốc tẩy. Uống vào buổi tối.

Thuốc hắc lào

Ngâm 100g bột rễ chút chít với rượu 500 - 600ml. Ngâm khoảng 10 ngày thì lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã rửa sạch. 

Có thể dùng bôi ghẻ, mụn trứng cá. 

Lưu ý

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng loại dược liệu này.

Chút chít có thể phản ứng với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng.

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng chút chít trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng chút chít, đến bệnh viện ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng lạ nào.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠCH CHỈ

BẠCH CHỈ

Bạch chỉ (tên khoa học Angelica dahurica), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người ta thường gọi nó là Hương Bạch Chỉ (hay Phong hương, Hàng Bạch chỉ tức Bạch chỉ Hàng Châu). Ngoài ra còn có loại Bạch chỉ khác ít dùng hơn là Xuyên Bạch chỉ. Nhưng vì trong củ của nó có hoạt chất angelicotoxin, một chất gây hưng phấn với liều thấp nhưng ở liều cao nó sẽ làm mạch đập chậm, tăng huyết áp, hơi thở kéo dài, nôn mửa, thậm chí là co giật và tê liệt toàn thân. Vì thế nên ít được sử dụng hơn. Ở đây chúng ta thiên hướng mô tả về cây Hương Bạch chỉ (Angelica dahurica).
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator
HOÀNG LIÊN Ô RÔ

HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Hoàng liên ô rô, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích hoàng bá, mã hồ, thập đại công lao, hoàng bá gai. Từ lâu, Hoàng liên ô rô đã được nhân dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Vì lá giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên nên cây này được đặt tên là hoàng liên ô rô. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NẮP ẤM

NẮP ẤM

Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator