NẮP ẤM

Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại.

daydreaming distracted girl in class

NẮP ẤM

Giới thiệu về dược liệu Nắp ấm

- Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại. Tuy nhiên, Nắp ấm còn là một loại dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền mà có lẽ ít người biết đến. Nắp ấm thường được sử dụng như một vị thuốc để trị các bệnh viêm dạ dày, cao huyết áp, ho gà và cho tác dụng rất hiệu quả.

- Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce

- Họ khoa học: Nepenthaceae (họ Nắp ấm).

- Tên gọi khác: Cây bình nước, Trư lung thảo, Bình nước kỳ quan, cây Bắt mồi, Trư tử lung,…

Tổng quan về dược liệu Nắp ấm

- Nắp ấm là một loài cây sinh trưởng khá tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới nên tại một số nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia trồng cây khá phổ biến. Tại Việt Nam, Nắp ấm phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam của nước ta. Cây nắp ấm còn được gọi là cây ăn thịt bởi nó có tác dụng bắt côn trùng và tiêu hóa nó bằng phần dịch tiết ra chứa bên trong cây.

- Bởi có hình dáng độc đáo và bắt mắt, cây Nắp ấm được nhiều gia đình ưa chuộng và trồng để trang trí thêm cho ngôi nhà của mình. Theo phong thủy, cây Nắp ấm khi trồng trong ngôi nhà sẽ có tác dụng giữ lửa hạnh phúc, tạo hòa khí cho gia đình và đem lại hạnh phúc cho chủ nhân của nó. Ngoài ra khi trồng cây nắp ấm còn làm giảm bớt sâu bệnh cho các cây xung quanh bởi tác dụng bẫy côn trùng của nó.

Mô tả dược liệu Nắp ấm

- Cây Nắp ấm là loài cây thân leo, kích thước to với chiều cao từ 1 – 2 m. Thân cây có đường kính khoảng 5 cm. Thân hình trụ, có màu lục nhạt lúc còn non và ngả sang màu nâu sẫm khi già. Lúc đầu thân có lông nhưng khi về già thì thân nhẵn

- Bình Nắp ấm có hình trụ, ở phía gốc hơi phồng to ra và nhỏ hơn ở phía đầu. Trên miệng bình có nắp đậy. Bên trong bình tiết ra một chất dịch nhầy có tác dụng thu hút và tiêu hóa côn trùng. Khi côn trùng bay vào miệng bình sẽ đóng lại và chất dịch bên trong sẽ dần tiêu hóa côn trùng.

- Hoa Nắp ấm mọc thành từng chùm, gồm có hoa đực và hoa cái. Kích thước hoa nhỏ.

- Quả Nắp ấm có cuống, mang màu xám nhạt và có lông trên bề mặt, bên trong quả chứa hạt có dạng hình thoi

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: toàn cây Nắp ấm đều có thể dùng để làm thuốc. 

- Thu hái: thu hái cây quanh năm.

- Chế biến: sau khi thu hái đem đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Thái thành từng lát nhỏ kích thước 2 – 3 cm và đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ nhàng cho đến khi khô để bảo tồn hoạt chất. Dược liệu sau khi khô có thể dùng tùy theo mục đích sử dụng.

Thành phần hóa học

Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Nắp ấm được công bố với số lượng khá khiêm tốn. Một số thành phần hóa học tiêu biểu của cây đã được ghi nhận như: 

- Các flavonoid glycosid.

- Các polyphenol.

- Các acid amin.

- Polysaccharid.

- Bismuth.

- Ngoài ra trong bình của cây Nắp ấm chứa một chất dịch nhầy có thể chất giống siro, vừa có công dụng trị bệnh vừa có công dụng bẫy côn trùng.

Tác dụng – công dụng của dược liệu Nắp ấm theo Y học hiện đại 

Nắp ấm có các tác dụng dược lý sau:

- Tác dụng kháng viêm: Theo nghiên cứu in vitro, dịch chiết từ cành và lá của cây Nắp ấm cho tác dụng ức chế một số cytokine của quá trình viêm như Interleukin 12, Interleukin 6 và yếu tố hoại tử mô TNF-α. Từ đó cho thấy tiềm năng để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của cây

- Tác dụng chống oxy hóa: Cây nắp ấm cho tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do đóng vai trò vào các quá trình oxy hóa của cơ thể, nepenthoside A và B là hai hoạt chất được chiết xuất từ cây Nắp ấm và cho tác dụng nói trên. 

- Tác dụng chống tăng đường huyết: Dịch chiết từ cây Nắp ấm cho tác dụng ức chế các enzyme đóng vai trò vào việc tiêu hóa và phân hủy các phân tử carbohydrate phức tạp là α-amylase và α-glucosidase. Từ đó cho thấy tác dụng việc ngăn ngừa đường huyết tăng quá mức sau khi ăn.

- Ngoài các tác dụng nói trên, cây Nắp ấm còn cho tác dụng điều trị đối với một số bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, các bệnh lý ở phổi, ho mạn tính và ho gà, sỏi đường tiết niệu,…

Tác dụng – công dụng của vị thuốc Nắp ấm theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị ngọt, tính mát.

- Quy kinh: Phổi, Túi mật và Dạ dày.

- Công năng - chủ trị: thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, tiêu viêm, hạ huyết áp, chỉ khái, trị tiêu chảy.

Cách dùng – Liều dùng của cây Nắp ấm

- Cách dùng: cây Nắp ấm có thể dùng bằng đường uống hay dùng ngoài da để thoa bên ngoài. Khi dùng đường uống thường dùng dưới dạng thuốc sắc.

- Liều dùng: theo các tài liệu tham khảo, liều thường dùng của Nắp ấm là 15 – 30 g nếu dùng dạng dược liệu khô và 30 – 60 g nếu dùng dạng dược liệu tươi đối với người lớn. Nếu là trẻ em thì giảm liều xuống từ 2 đến 4 lần.

Một số bài thuốc dân gian có Nắp ấm

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ:

Chuẩn bị: cây Nắp ấm phơi khô, nấu nước uống hàng ngày. Liều dùng từ 30 – 50 g mỗi ngày. Uống 1 lần mỗi ngày và không dùng thay cho nước lọc

- Bài thuốc hỗ trợ đái tháo đường, cổ họng khô rát:

  • Chuẩn bị: 30 g Nắp ấm, Thiên môn đông và Giảo cổ lam 25 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: các dược liệu trên đem đi nấu cùng với 3 L nước xong để nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu và sỏi thận:

  • Chuẩn bị: 30 g Nắp ấm, Thương nhĩ tử và Bạch tật lê 12 g mỗi loại, 20 g Dây bòng bong , Trần bì và Mộc hương 6 g mỗi vị và 2 L nước. 

  • Tiến hành: Các vị thuốc trên nấu cùng với 2 L nước, nấu cho đến khi cạn lại còn 600 mL nước. Uống 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc giải độc chống viêm:

  • Chuẩn bị: cây Nắp ấm tươi.

  • Tiến hành: cây Nắp ấm đem đi rửa sạch rồi giã nát, sau đó lấy đắp lên da giúp da hết bị nhiễm trùng và sưng đỏ.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp:

  • Chuẩn bị: 30 – 50 g Nắp ấm.

  • Tiến hành: Nắp ấm đem đi đun sôi và dùng xông hơi toàn thân. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kết hợp với 9 g Câu đằng, 15 g Hy thiêm đun sôi dùng xông để tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi sử dụng cây Nắp ấm

- Tuy là một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh, một số đối tượng cũng cần phải lưu ý khi sử dụng dược liệu Nắp ấm: 

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng.

  • Người hay tiểu đêm không nên sử dụng vào buổi tối.

- Ngoài ra, khi uống nước sắc từ Nắp ấm sẽ gây ra tình trạng nước tiểu có màu giống màu cà phê khi đang trong quá trình điều trị.

- Các bài thuốc có Nắp ấm còn có sự phối hợp với các dược liệu khác, vì vậy không nên tự ý sử dụng lâu dài, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng có hiệu quả và tránh được tác dụng phụ không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator