HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG LIÊN

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng liên là một loài cây bụi, cao 2 – 3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt, dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài 1 – 1.5cm.

Lá mọc thành chùm 3 – 4 lá, có khi tới 8 lá cùng một đốt. Cuống lá ngắn 0.5 – 1cm, phiến lá nguyên, lá hình mác, mép có răng cưa to, cứng, dài 16 – 17cm, rộng 4 – 6cm, mặt trên màu xanh  nhạt, mặt dưới màu trắng.

Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1cm mọc trên một cuống dài 30 – 35mm, khi hạt chín có màu tím đen trong chứa 3 – 4 hạt đen dài 5– 6mm, rộng 2 – 3 mm.

Mùa quả ở Sapa: tháng 5 – 6.

Cây hoàng liên là loại cây mọc hoang. Vị thuốc này được tìm thấy nhiều trên các vùng núi cao ở miền bắc nước ta như Sapa, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây hoàng liên là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Rễ hoàng liên được thu hoạch chủ yếu vào mùa đông. Những cây hoàng liên già sẽ được đào lên, cắt phần rễ chính đem rửa sạch, phơi khô.

Chế biến: Rễ hoàng liên khô đem rửa cho sạch bụi bẩn, ủ một lục cho mềm rồi xắt thành những lát mỏng. Bỏ vào bóng râm cho khô lại rồi dùng sống hoặc sao qua với rượu trước khi dùng trong bài thuốc.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Trong thân và rễ cây của hoàng liên gai đều chứa berberin. Hàm lượng đạt tới 3 – 4 %.

Rễ dược liệu có chứa Berberin, Umbellatin, Oxyacanthin.

Tác dụng

+Tác dụng ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn, chẳng hạn như: Shigella, liêu cầu khuẩn, vi khuẩn tụ cầu,... và một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Tác dụng điều trị ho gà, hạ huyết áp, ngăn ngừa tăng giãn mạch, phòng các bệnh về tim mạch chuyển hóa và đột quỵ.

+Tác dụng tăng cường chức năng của mật, kích thích vỏ não khi sử dụng với liều lượng phù hợp.

+Tác dụng chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng,...

+Tác dụng của cây hoàng liên trị mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay, giải độc, thanh nhiệt.

+Tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hay hồi hộp,...

Công dụng

Hoàng liên có vị đắng, tính hàn và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị nổi mề đay, chàm da.

+Điều trị lở loét do tích tụ nhiệt độc trong cơ thể.

+Điều trị chứng kinh tâm thực nhiệt.

+Điều trị nhiệt miệng, lở miệng.

+Điều trị lo âu, đầu óc phiền muộn, hay hồi hộp, hoảng sợ.

+Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy.

+Điều trị đổ mồ hôi trộm về đêm.

+Điều trị bệnh quáng gà, mắt kéo màng,mộng mắt, nhìn mờ.

+Điều trị tiêu khát, đi tiểu nhiều lần.

+Điều trị sốt cao, do nhiễm lỵ cấp tính, đi cầu ra máu.

+Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng.

+Điều trị viêm gan virus cấp tính.

+Điều trị nôn ói ra máu, chảy máu cam do tà hỏa nung nấu trong cơ thể.

Liều dùng

Liều dùng: 4 – 12g mỗi ngày

Cách sử dụng: Dùng hoàng liên độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác sắc uống, bôi ngoài.

Lưu ý khi sử dụng

+Ngoài ra, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú nên thận trọng khi dùng vị thuốc Hoàng liên

+Người bị tiêu chảy mạn tính do tỳ hư, tiêu chảy sau ăn đồ sống lạnh không được dùng .

+Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hoàng liên có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

 

Có thể bạn quan tâm?
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠI TƯƠNG THẢO

BẠI TƯƠNG THẢO

Bại tương thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bại tương, khô thán, cây trạch bại, cây lộc trường, khổ chức, mã thảo, kỳ minh, lộc thủ. Bại tương thảo là loại dược liệu đóng vai trò quan trọng đối với một số loại bệnh. Tuy nhiên. Bại tương thảo là cây thuốc có nhiều tác dụng quý như trị mụn đinh nhọt, đau lưng hậu sản, viêm ruột thừa, táo bón, viêm gan vàng da… Bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn dưới đây để tránh gặp phải tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây lại không phổ biến và ít người biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
BÌNH VÔI

BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.
administrator
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator