DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.

daydreaming distracted girl in class

DẦU GIUN

Đặc điểm tự nhiên

Cây dầu giun được biết đến chủ yếu dưới tên gọi cây cỏ hôi. Tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940, nguyên nhân gọi như vậy là do cây chứa tinh dầu chữa giun. Cần phân biệt cây dầu giun với cây giun thông thường. 

Cây dầu giun là loại cỏ sống có thể sống trong vòng 2-3 năm. Mỗi cây cao chừng 1m –1,5m hay hơn, thân cây mảnh và mềm. Có mùi hương đặc biệt ở phần vỏ lá, thân và hoa của cây.

Lá mọc so le, có cuống ngắn, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, dài 5,5 – 7,5cm, rộng 1 – 2cm, lá có răng. Hai mặt lá có màu lục nhạt, có lông trên gân lá ở mặt dưới.

Cụm hoa là những bông kép mang lá ở nách hoặc ở ngọn thân, hoa nhỏ màu xanh. Quả hình cầu, màu lục nhạt, hạt nhỏ màu đen bóng.

Mùa hoa quả vào tháng 5 đến tháng 7.

Cây dầu giun mọc tự nhiên tại những đất nước, vùng miền có khí hậu nhiệt đối. Một số cây dầu giun được tìm thấy mọc ở Châu Âu (vùng Địa Trung Hải). Tại Việt Nam, cây dầu giun thường được tìm thấy ở vùng Bắc Bộ, Trung Bộ, cây phát triển nhiều và khỏe mạnh nhất ở khu vực Bắc Bộ. Cây dầu giun là loài ưa đất phù sa, cây thường mọc dọc khu vực đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phúc tới Nam Hà. ven biển tỉnh Thái bình và rải rác tại Hải Phòng (Đồ Sơn).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Cây dầu giun sau khi thu hái vào mùa hè, thường là thu hoạch trước khi quả chín. Người ra thường thu lấy hạt hoặc toàn cây dùng điều chế tinh dầu. 

Thu hái: Cây dầu giun sau khi thu hái vào mùa hè, thường là thu hoạch trước khi quả chín. Người ra thường thu lấy hạt hoặc toàn cây dùng điều chế tinh dầu. 

Chế biến: Sau khi thu hái, dược liệu được làm sạch và tiến hành chưng cất lấy tinh dầu ngay để tránh tinh dầu bị bay hơi, hoặc thêm vào các chất bảo quản để sử dụng lâu.

Thành phần hóa học

+Cây dầu giun có thành phần hoạt chất đa dạng. Trong đó, hoạt chất của cây dầu giun là tinh dầu giun thường được sử dụng trong chữa bệnh. Tinh dầu giun được điều chế từ cả cây hoặc từ hạt.

+Ngoài ra, trong tinh dầu gian còn có chất ximen (22-35%), ít campho, dimetyl etylen, oxit, axit butylic và glycol. Chất atcaridol là một peroxyt có nhân paraximen, rất dễ bị phá hủy khi cất tinh dầu.

Tác dụng

+Trong cây dầu giun có hoạt chất atcaridol có tác dụng mạnh gấp hai lần tinh dầu. Tinh dầu độc ở liều lượng tương đối thấp, có thể gây suy yếu đối với tim và đồng thời giúp làm hạ huyết áp và ảnh hưởng tới rối loạn nhịp thở.

+Tinh dầu của cây dầu giun với liều lượng mạnh sẽ khiến cho ống tiêu hóa bị xót, người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn,ù tai, hoa mắt, chóng mặt hoặc nhiễm hàn, lạnh ở đầu ngón tay hoặc chân.

+Tinh dầu giun có tác dụng tiêu diệt đối với giun đũa, giun mò nhưng không có tác dụng đối với sán và giun kim. Nhìn chung tinh dầu giun và atcaridol có tác dụng đối với giun đũa nhưng đồng thời cũng là chất độc và nguy hiểm.

Công dụng

+Cây Dầu giun và tinh dầu Dầu giun có vị cay đắng, có độc, có tác dụng trị giun. Một số tài liệu còn ghi nhận công dụng làm trà uống, lợi trung tiện.

+Ở liều tương đối thấp, loại tinh dầu này có thể làm tim suy yếu, hạ huyết áp, ảnh hưởng nhịp thở. Liều mạnh có thể gây buồn nôn, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lạnh đầu chi…

+Tinh dầu cây Dầu giun dùng trị bệnh giun đũa, giun móc. Tuy nhiên, nó không có tác dụng với giun kim và sán.

Liều dùng

Tinh dầu cây dầu giun được dùng dưới dạng uống. Trong dân gian lưu truyền tỷ lệ sử dụng tinh dầu cây dầu giun chữa giun sán để tránh bị độc. Liều dùng như sau:

+Liều dùng cho người trưởng thành: Sử dụng khoảng 30 – 50 giọt tinh dầu cây dầu giun chia hành 3 lần/ngày. Khi uống cần kết hợp tinh dầu với thuốc tẩy muối magie sunfat.

+Liều dùng với trẻ em: Liều dùng tùy thuộc vào tuổi của trẻ đẻ cho uống, trung bình sẽ uống 10-20 giọt/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, người già, người suy kiệt. Cũng như không dùng cho người bệnh gan, thận, đang có các bệnh cấp tính đường ruột, dạ dày, bệnh thần kinh.

Có thể bạn quan tâm?
THIÊN HOA PHẤN

THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
NẤM NGỌC CẨU

NẤM NGỌC CẨU

Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator