NẤM NGỌC CẨU

Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng.

daydreaming distracted girl in class

NẤM NGỌC CẨU

Giới thiệu về dược liệu Nấm ngọc cẩu

- Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng. Nấm ngọc cẩu còn được sử dụng trong các bài thuốc để bổ thận, cường dương, chữa đau nhức mỏi gối rất hiệu quả.

- Tên khoa học: Cynomorium songaricum Rupr.

- Họ khoa học: Balanophoraceae (họ Gió đất).

- Tên gọi khác: Gió đất, Cu pín, Ngọt núi. Hoa đất, Ký sinh hoàn, Tỏa dương,…

Tổng quan về dược liệu Nấm ngọc cẩu

- Nấm ngọc cẩu là một loài thực vật sống kí sinh trên những cây thân gỗ lớn. Do sinh trưởng và phát triển tốt với khí hậu ẩm thấp và môi trường rừng rậm nên ở Việt Nam dược liệu này phân bố với số lượng lớn. chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta như Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình,…Tại Trung Quốc Nấm ngọc cẩu cũng phân bố khá phổ biến. 

- Sở dĩ có tên gọi Nấm ngọc cẩu vì khi quan sát từ bên ngoài, người ta nhìn thấy dược liệu có hình dáng khá giống bộ phận sinh dục của loài chó. Theo tài liệu tham khảo, thực chất nấm Ngọc cẩu không thuộc họ Nấm, tuy nhiên do hình dạng của dược liệu nhìn giống các loài nấm khác nên người ta mới gọi với cái tên như vậy. Ngoài tác dụng chữa bệnh, Nấm ngọc cẩu còn được sử dụng trong các bữa ăn gia đình với giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại.

Mô tả dược liệu Nấm ngọc cẩu

- Nấm ngọc cẩu là một loài sống lâu năm do kí sinh trên thân các loài cây khác. Chiều dài của cây tầm 10 – 20 cm. Các cây thường mọc thành cụm, trong mỗi cụm sẽ có cả nấm đực và nấm cái,  có màu đỏ sẫm. Toàn cây có mùi hương đặc trưng, cây thường cho hoa vào khoảng mùa đông và mùa xuân năm sau, từ tháng 10 đến tháng 2.

- Dựa vào đặc điểm hình dáng bên ngoài, người ta chia ra 2 loại là Nấm ngọc cẩu đực và Nấm ngọc cẩu cái: 

  • Nấm ngọc cẩu đực: có chiều cao có thể lên đến 40 cm, có mùi thơm hơn Nấm ngọc cẩu cái nên khi ngâm rượu uống người ta hay chọn Nấm ngọc cẩu đực nhiều hơn

  • Nấm ngọc cẩu cái: Có chiều cao và kích thước nhỏ hơn nấm Ngọc cẩu đực. Ngoài ra hình dáng khi mọc có khối chóp không rõ ràng giống như Nấm ngọc cẩu đực, ngoài ra không có mùi thơm nhiều nên người ta ít sử dụng để ngâm rượu.

- Dựa vào đặc điểm của ruột bên trong người ta chia ra thành Nấm ngọc cẩu ruột đỏ và Nấm ngọc cẩu ruột vàng, loại có ruột đỏ có kích thước và chiều cao nhỏ hơn loại ruột vàng.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: cả cây nấm đều có thể sử dụng làm thuốc.

- Thu hái: Để chọn được dược liệu tốt người ta phải chọn những cây có kích thước to bằng ngón tay cái, không quá non cũng không quá già. 

- Chế biến: 

  • Thường đào cả cụm về rồi đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng và tạp chất, sau đó để cho ráo nước. Có thể dùng trực tiếp dưới dạng tươi để ngâm rượu uống hoặc phơi hay sấy cho đến khô.

  • Khi phơi Nấm ngọc cẩu có thể phơi cả củ hoặc thái thành lát mỏng rồi phơi. Để cho hàm lượng hoạt chất không bị mất đi, nên phơi trong bóng râm cho đến khi khô, tránh phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Thành phần hóa học

Tuy là dược liệu có kích thước nhỏ bé, tuy nhiên thành phần hóa học bên trong Nấm ngọc cẩu rất đa dạng với nhiều hoạt chất thuộc các nhóm chất khác nhau như:

- Một số nhóm chất đã được tìm thấy trong Nấm ngọc cẩu có thể kể đến như: flavonoid, Các polysaccharid và các glycosid, terpenoid và các hợp chất có cấu trúc khung steroid, các acid hữu cơ, tinh dầu và tannin. Đây đều là những nhóm chất với nhiều hoạt tính sinh học đa dạng, góp phần tạo nên tác dụng với nhiều loại bệnh hiệu quả của dược liệu.

- Ngoài ra có những hoạt chất chính làm nên thương hiệu thần dược cho phái mạnh của Nấm ngọc cẩu như:  testosterone, L-Arginin, gentianine. Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường sự ham muốn, hưng phấn và duy trì các chức năng sinh lý của nam giới.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có các tác dụng dược lý sau:

- Tác dụng lên hệ sinh sản: Đây là tác dụng hay được nhắc đến nhất của dược liệu. Nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ Nấm ngọc cẩu cho thấy sự cải thiện về chất lượng và số lượng của tinh trùng, thông qua cơ chế tăng cường sự biểu hiện của các hợp chất trung gian trong quá trình tổng hợp tinh trùng ở tinh hoàn. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chỉ ra Nấm ngọc cẩu còn có tác dụng trên hệ sinh sản của nữ giới. Cho thấy tiềm năng nghiên cứu và sản xuất thành thuốc hay thực phẩm chức năng của dược liệu này.

- Tác dụng chống oxy hóa: Nấm ngọc cẩu có nhiều hoạt chất có cấu trúc polyphenol, vì vậy nên cho tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do oxy hóa của cơ thể. Tác dụng này được chứng minh mạnh gấp 3 lần vitamin C.

- Tác dụng kháng virus: Nấm ngọc cẩu cho tác dụng ức chế enzyme protease của chủng virus HIV-1 và virus viêm gan C (HCV) từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các loại virus này.

- Tác dụng điều hòa miễn dịch: thí nghiệm trên chuột cho thấy Nấm ngọc cẩu cho tác dụng bảo vệ đối với các cơ quan của cơ thể, tăng cường nồng độ kháng thể trong huyết thanh, cải thiện các chức năng của bạch cầu, từ đó tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Tác dụng – công dụng theo cổ truyền của Nấm ngọc cẩu

- Tính vị: vị ngọt, hơi chát nhẹ, có tính ấm.

- Quy kinh: Tỳ và Thận.

- Công năng - chủ trị: Nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ tỳ, ích thận. Dùng để chữa trị các trường hợp liệt dương, vô sinh, cải thiện chức năng sinh lý của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng bổ huyết, đẩy mạnh lưu thông khí huyết, nhuận tràng, thông tiện. Dược liệu còn chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, di tinh, rối loạn cương dương, tăng cường trí nhớ và sức khỏe của cơ thể.

Cách dùng – Liều dùng của Nấm ngọc cẩu

- Cách dùng: Nấm ngọc cẩu có thể dùng dưới dạng tươi hay khô, dùng độc vị hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác để cho tác dụng. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu để uống.

- Liều dùng: theo các tài liệu tham khảo, liều dùng của Nấm ngọc cẩu từ 6 – 12 g mỗi ngày. 

Một số bài thuốc dân gian có Nấm ngọc cẩu

- Bài thuốc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, bồi bổ sức khỏe:

  • Chuẩn bị: 5 g Nấm ngọc cẩu khô, 5 g Nhục thung dung, 50 g Thịt dê và 200 g Bột mì. 

  • Tiến hành: 2 vị dược liệu đem đi sắc, gạn lấy nước rồi nhào chung với bột mì và cắt thành các sợi mì. Nấu mì cùng với thịt dê. Dùng thường xuyên.

- Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp, ích thận

  • Chuẩn bị: 16 g Nấm ngọc cẩu, 16 g Hoàng bá, 16 g Hủ trường, 16 g Quy bản, 16 g Mộc miên, 16 g Ngưu tất mỗi vị, Đương quy và Địa hoàng 8 g mỗi vị cùng với rượu trắng. 

  • Tiến hành: nghiền các dược liệu thành bột sau đó tạo thành viên với rượu. Mỗi ngày uống 2 viên.

Lưu ý khi sử dụng Nấm ngọc cẩu

- Các đối tượng sau đây nên tránh sử dụng: người cao huyết áp, bệnh đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận hay có tiền sử dị ứng với dược liệu.

- Các bài thuốc từ Nấm ngọc cẩu không được tự ý sử dụng lâu dài mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÔ DIỆP

TÔ DIỆP

Tía tô chắc hẳn là một loại gia vi vô cùng quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phần lá Tía tô - còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp đa số được sử dụng để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô diệp và cách sử dụng tốt nhất.
administrator
CÁNH KIẾN ĐỎ

CÁNH KIẾN ĐỎ

Cánh kiến đỏ được sử dụng trong bài thuốc dân gian và cả trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là chất nhựa màu đỏ được tiết ra bởi loài Rệp son cánh kiến đỏ. Nó có vị đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc,... Cánh kiến đỏ còn có tên gọi khác là Tử giao, Xích giao, Tử thảo nhung, Hoa một dược, Tử ngạnh, Dương cán tất, Tử trùng giao. Thuộc họ Sâu cánh kiến (Lacciferideae).
administrator
RONG NHO

RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
HẠ KHÔ THẢO

HẠ KHÔ THẢO

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó được sử dụng làm dược liệu với công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú...
administrator
TOÀN PHÚC HOA

TOÀN PHÚC HOA

Toàn phúc hoa là một loại dược liệu còn ít được nhiều người biết tới. Dược liệu này còn được gọi là Kim phí hoa, Tuyền phúc hoa hay Kim phí thảo. Toàn phúc hoa có tên khoa học là Flos Inulae, họ Cúc (Compositae). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị mặn, tính ôn, quy kinh phế và đại trường. Dược liệu này được sử dụng trong điều trị các tình trạng ngực đầy tức, ho nhiều đờm, bụng đầy trướng… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn phúc hoa và những công dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nhé.
administrator