SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…

daydreaming distracted girl in class

SỬ QUÂN TỬ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Quisqualis indica L

Họ: Bàng (Combretaceae)

Tên gọi khác: Quả giun/ nấc, sử quân tử nhân, sách tử quả, sử quân nhục, đông quân tử, binh cam tử, lựu cầu tử, ngữ lăng tử, mác giáo giun,…

Đặc điểm dược liệu

Sử quân tử là loại cây leo gỗ mọc tựa vào cây khác. Lá đơn nguyên, mọc đối, phiến lá có hình bầu dục dài, nhọn ở đầu và hơi tròn ở cuống. Lá có cuống ngắn, cành non và lá có lông mịn.

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa có hình ống, ban đầu có màu trắng sau chuyển thành màu đỏ hoặc hồng. Quả hình trứng nhọn, khô cứng, có 5 cạnh lồi theo chiều dọc.

Phân bố, sinh thái

Sử quân tử có nguồn gốc ở Châu Phi và Châu Á. Hiện nay loại cây này mọc hoang nhiều các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Ngoài ra cây cũng được trồng để làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: quả chín.

Thu hái, chế biến: thường thu hái vào tháng 9 – 10 hoặc vào mùa đông. Nên lựa quả đã già và phải hái khi trời khô ráo. Sau khi thu hái về, nên phơi khô và đập vỏ, lấy nhân bên trong. Tiếp tục phơi khô hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 – 60 độ C cho đến khi nhân khô hoàn toàn. Ngoài ra, dược liệu sử quân tử cũng được bào chế theo những cách sau đây:

- Lấy nhân ngâm với nước, sau đó sao vàng và bỏ lớp màng bao bên ngoài.

- Lấy nhân ngâm với nước, sao giòn rồi tán thành bột mịn. Sau đó dùng 1 phần bột thêm 1 chén đường và 3 phần bột nếp răng, trộn đều và làm thành bánh cho trẻ ăn.

- Đập bỏ vỏ, lấy nhân và sao thơm, dùng dần hoặc giã nát cả vỏ.

Thành phần hóa học 

Dược liệu có chứa khoảng 20 – 27% chất béo màu xanh lục nhạt, kali sunfat, axit citric, axit quisqualic, chất đường, chất gôm và một số chất hữu cơ khác.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…

Theo Y học hiện đại, sử quân tử có công dụng:

- Tác dụng diệt giun: dịch chiết từ sử quân có tác dụng gây tê liệt và làm chết giun.

- Tác dụng trị nấc: Dùng sử quân tử bỏ màng và cắt bỏ đầu, sắc uống hoặc ăn sống có thể giảm nấc.

- Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hoa Sử quân tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chiết xuất từ lá, thân và rễ cũng có tác dụng tương tự nhưng yếu hơn.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày từ 10 – 16g/ ngày. Có thể dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng thuốc sắc, làm hoàn, làm bánh, ăn trực tiếp,… 

Một số bài thuốc từ dược liệu sử quân tử:

- Sử quân tử thường được dùng chữa giun đũa với liều 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 20g. Sau khi uống hết, nên uống một liều thuốc tẩy, có thể dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc giun khác như binh lang (hạt cau) và thuốc tẩy (đại hoàng).

- Bài thuốc trị đau nhức răng: Sắc một lượng sử quân tử vừa đủ với nước, ngày ngậm nhiều lần không kể liều lượng.

- Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị cam tích và nhiễm giun sán: Tán thành bột mịn các dược liệu xuyên khung, hậu phác, trần bì mỗi thứ 0.4g và sử quân tử 40g, sau đó làm hoàn và uống cùng với nước gạo lâu năm.

- Bài thuốc trị lở ngứa ở mặt và đầu: Ngâm sử quân tử nhân một lượng vừa đủ với 1 ít dầu thơm trong 4 – 5 ngày. Uống dầu thơm này 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị cam tích và tỳ hư: Tán thành bột mịn các dược liệu nhục đậu khấu, mạch nha và sử quân tử mỗi thứ 20g, tân lang 20 trái, thần khúc và hoàng liên mỗi thứ 400g, mộc hương 80g, sau đó làm thành viên. Mỗi lần dùng 4g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ dưới 1 tuổi nên giảm bớt liều lượng.

- Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị cam tích, tiêu chảy, ăn uống kém, bụng đầy: Sắc uống các dược liệu trần bì 6g, cam thảo 4g, kha tử và sử quân tử mỗi thứ 12g và hậu phác 8g.

- Bài thuốc trị chứng táo bón, nhiễm sán và giun kim: Tán thành bột mịn các dược liệu hoàng cầm, sử quân tử và đại hoàng mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, tân lang và thạch lựu bì mỗi thứ 12g, mỗi lần dùng 12g bột. Nếu dùng cho trẻ nhỏ nên giảm liều lượng.

- Bài thuốc trị giun cho người lớn và trẻ nhỏ: Người lớn dùng 10 – 20 quả sử quân tử đã sao vàng/ lần, trẻ nhỏ dùng ít hơn. Nên ăn trước khi ngủ và dùng liên tục trong vòng 3 ngày.

- Bài thuốc trị nhiễm giun khiến bụng đau do giun chui vào ống mật: Sắc uống các dược liệu khổ luyện bì, tân lang, chỉ xác và sử quân tử mỗi thứ 12g, quảng mộc hương 8g và ô mai 4g.

- Bài thuốc chữa trẻ nhỏ nhiễm giun bị chân tay phù, hư thũng mặt: Đập bỏ vỏ 40g sử quân tử, lấy nhân bên trong tẩm với mật và nướng lên. Sau đó tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống cùng với nước cơm.

- Bài thuốc kích thích tiêu hóa ở trẻ nhỏ: Sao vàng sử quân tử nhân. Tán bột dược liệu, sau đó dùng thóc ngâm cho nảy mầm và đem sao vàng. Cho tất cả vào tán nhỏ và sấy khô, thêm đường và đóng thành bánh.

Lưu ý

- Không sử dụng sử quân tử chung với nước chè xanh vì sẽ gây choáng đầu, buồn nôn, nấc, tiêu chảy và nôn mửa. Khi dùng, nên cắt bỏ 2 đầu nhọn và bỏ vỏ lụa bên ngoài.

- Sử quân tử kỵ thức ăn nóng nên cần chú ý khi sử dụng.

- Không dùng cho người không có trùng tích và tỳ vị hư hàn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY GIAO

CÂY GIAO

Cây giao, hay còn được biết đến với những tên gọi: A giao, san hô xanh, cây xương khô, cây xương cá, lục ngọc thụ, cành giao, quang côn thụ, thanh san hô, cây kim dao. Cây giao còn được gọi là cây xương khô, thuộc họ Thầu dầu. Thảo dược này có nguồn gốc từ Châu Phi và thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, viêm xoang, đau buốt xương khớp, táo bón,… Cho đến nay, rất nhiều người đã nghe đến cây giao trị xoang hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại cây thường trồng làm cảnh này không chỉ chữa xoang thành công mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
HUYẾT GIÁC

HUYẾT GIÁC

Huyết giác được dùng nhiều trong dân gian, có công dụng chữa ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch, tê thấp, ... Dùng huyết giác kết hợp với một số dược liệu khác sắc uống hoặc huyết giác ngâm rượu để xoa bóp.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator