CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY BỒ ĐỀ

Đặc điểm tự nhiên

Cây bồ đề thuộc thực vật thân gỗ có thể cao 15-20m, vỏ thân nhẵn, màu xám bóng. Thân gỗ to với đường kính 3m. Cành hình trụ khi non có lông, sau nhẵn màu nâu.

Lá mọc so le, mềm, hình trứng hoặc hình bầu dục, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn màu lục, mặt dưới trắng phủ lông mịn, hình sao. Kích thước lá rộng 2 – 2,5cm, dài 6 – 15cm và có cuống ngắn. Gân lá nổi rõ, mép nguyên hoặc có răng rất nhỏ ở phía đầu lá.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành những chùm dài, phủ nhiều lông hình sao, mùi thơm nhẹ. Lá bắc rụng sớm, hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm nhẹ. Đài hình chén có 5 – 6 răng nhỏ. Tràng có 5 cánh liền ở gốc, mặt ngoài có lông tơ vàng. Nhị 10, rời có lông hình sao, bầu hình trứng cũng có lông, 3 ô chứa nhiều noãn.

Quả hình trứng hoặc hình cầu mở thành 3 mảnh, có lông. Đường kính mỗi quả 1 – 1,5 cm. Quả sống có màu xanh và chín có màu lục điểm tía. Hạt có vỏ cứng, dày và nhăn nheo.

Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Cây Bồ đề có nguồn gốc từ Ấn Độ, là loại cây thường xanh với tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ. Đây là loại cây ưa sáng, dễ nhân giống nên được trồng phổ biến ở khắp các vùng miền của Việt Nam, tập trung nhiều ở những khu vực đồi núi trung du như Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La… Người ta thường trồng cây để lấy gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ bộ phận của cây bồ đề đều có thể sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Nhựa thường thu vào mùa hạ và mùa thu hoặc lấy từ thân cây bị tổn thương. Lấy nhựa bằng cách rạch một đường trên thân cây rồi dùng dụng cụ hứng nhựa. Sau khi nhựa kết thành những giọt to.

Chế biến: Sau khi lấy nhựa về, đem ngâm với rượu rồi nấu sôi từ 2 – 3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống dưới. Vớt ra và thả vào nước lạnh cho nhựa cứng lại, cuối cùng đem phơi khô rồi dùng dần.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát và không mối mọt.

Thành phần hóa học

Nhựa cây bồ đề có các thành phần chính như: Benzyl cinnamat 1,23%, Acid Benzonic tự do 26,13%, Vanilin 1,38%, Alcol Coniferilic, Acid Cinnamic tự do 2,75%, Alcol Coniferilic, Benzyl benzoat 4,24%, Acid Siaresinolic.

Tác dụng

+Nhựa bồ đề có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng lợi đàm khi thực nghiệm trên thỏ.

+Dùng ngoài nhựa làm vết thương mau lành, bảo vệ lớp niêm mạc, chữa nẻ vú, xua đuổi côn trùng.

+Tác dụng sát trùng vết thương: Để giúp giảm vi khuẩn phát triển trong vết thương, có thể giã nát chồi non của cây bồ đề rồi dùng bông chấm thoa trực tiếp lên miệng vết thương.

+Tác dụng làm giảm hiện tượng tim đập nhanh: nhựa bồ đề sau khi phơi khô nghiền thành bột mịn. Hòa 2gr bột với nước uống hàng ngày sẽ giúp ổn định nhịp tim, tránh hồi hộp.

Công dụng

Cây bồ đề có vị cay, đắng, tính bình, không độc sẽ có các công dụng sau đây.

+Điều trị bệnh đau răng.

+Điều trị ho.

+Điều trị nứt nẻ vú.

+Điều trị trúng phong, thổ tả, đau bụng và hôn mê.

+Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị chứng tim bỗng nhiên đập nhanh, đau hoặc hồi hợp.

+Điều trị cấm khẩu, huyết vận hoặc huyết trướng ở phụ nữ sau sinh.

+Điều trị chứng chân co rút hoặc đau bụng.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

+Dùng dược liệu dưới dạng sắc hoặc hoàn tán với liều lượng 0,5-2g mỗi ngày, tối đa 4g.

+Dúng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng. Dung dịch 20% trong cồn làm thuốc bôi chữa vú nẻ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG LIÊN Ô RÔ

HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Hoàng liên ô rô, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích hoàng bá, mã hồ, thập đại công lao, hoàng bá gai. Từ lâu, Hoàng liên ô rô đã được nhân dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Vì lá giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên nên cây này được đặt tên là hoàng liên ô rô. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÈ ĐẤT

MÈ ĐẤT

Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) Họ: Hoa môi (Lamiaceae). Tên gọi khác: Bạch thiệt, Trớ diện thảo, Man mác trắng, Phong sào thảo…
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
SÂM VÒ

SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.
administrator
CỦ SEN

CỦ SEN

Củ sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Liên ngẫu. Củ sen (còn được gọi là ngó sen) là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Vì thế mà nó không đơn thuần chỉ là một món ăn mà đã trở thành một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
RAU DỀN CƠM

RAU DỀN CƠM

Dền cơm (Amaranthus lividus) là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.
administrator