DẠ MINH SA

Dạ minh sa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thiên thử thỉ, thạch can, hắc sa tinh, thiên lý quang, thử pháp, phi thử thỉ, lạn san tinh. Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.

daydreaming distracted girl in class

DẠ MINH SA

Đặc điểm tự nhiên

Dạ minh sa là phân của các loài dơi như con Vespertilia superans Thomas thuộc họ Dơi muỗi Vespertilionidae.

Vào ban đêm, phân con dơi nhìn sáng lấp lánh như cát nên được gọi là Dạ minh sa (dạ là đêm, minh là sáng, sa là cát).

Phân dơi có những con sâu bọ dơi ăn mà chưa tiêu hóa được. Như mắt muỗi, cánh, mảnh thân, mảnh chân và răng những sâu bọ.

Phân khô là những hạt nhỏ có 2 đầu nhọn. Có màu nâu đen sáng bóng nhẹ xốp và mùi hôi đặc biệt. Dạ minh sa tốt không lẫn nhiều tạp chất.

Dạ minh sa có ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước, đặc biệt nhiều ở những hang động nơi dơi trú ngụ. Tại những vùng không có hang dơi thiên nhiên người ta có thể “nuôi dơi lấy phân”, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Người ta làm các “dàn dơi” hoặc “chuồng dơi”, sau đó bắt vài con dơi chúa thả lồng treo trong chuồng để kêu gọi đàn dơi đến sinh sống và thu hoạch phân dơi. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phân của những loài dơi nhỏ.

Thu hoạch: Thu hoạch phân dơi vào mùa Đông để có chất lượng dược liệu tốt nhất. Tuy nhiên, Dạ minh sa có thể thu hoạch quanh năm.

Chế biến: Dạ minh sa sau khi thu hoạch, được loại bỏ tạp chất, phơi khô. Khi dùng người ta thường sao cho thơm. Trong Dạ minh sa, ngoài phân người ta còn tìm thấy những bộ phận hoặc sâu bọ dơi ăn mà chưa tiêu hóa được như mắt muỗi, cánh, mảnh thân, mảnh chân, răng những sâu bọ v.v…

Lưu trữ Dạ minh sa trong lọ có màu vàng hổ phách, đóng kín bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và những chất có tính kiềm, chẳng hạn như vôi.

Thành phần hóa học

Trong dạ minh sa, người ta đã phân tích thấy chứa 42.5% chất hữu cơ, 4.12% các chất như ure, axit uric, và một lượng nhỏ vitamin A.

Tác dụng

+Điều trị các bệnh mắt do gan, cải thiện tình trạng khô mắt, mờ mắt, quáng gà.

+Điều trị động kinh.

+Lấy thai chết lưu ra khỏi cơ thể.

+Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm tai giữa.

+Hỗ trợ điều trị người mệt mỏi, lừ đừ, thường hay muốn ngủ.

+Đau đầu, choáng váng.

Công dụng

Dạ minh sa có vị cay, tính hàn, không độc sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị mắt có màng.

+Điều trị mủ hôi thối chảy ra từ tai.

+Điều trị các chứng sưng tấy, chảy mủ.

+Điều trị chứng thông manh, mắt mờ, nhìn không rõ.

+Điều trị sốt rét lên cơn không dứt.

+Điều trị nhức răng.

+Điều trị chứng hôi nách.

Liều dùng

Dạ minh sa có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 6 g mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai không được sử dụng.

+Người không có ứ nhiệt hoặc người hư hàn cấm dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
LÁ SEN

LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator