THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH ĐEN

Giới thiệu về dược liệu

Tên gọi khác: Sương sáo, Xương sáo, Tiên nhân đông, Tiên nhân thảo, Lương phấn thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo.

Tên khoa học: Mesona chinensis

Họ: Hoa môi (Lamiaceae)

Sương sáo là cây thân thảo, sống hằng năm, có chiều cao từ 20 – 60 cm hoặc cao hơn. Phần thân cây bao phủ bởi lớp lông rậm và thô, ít phân nhánh. Lá của cây sương sáo mọc đối xứng, phiến lá hình trứng hay hình thuôn dài với mép lá nguyên và dày. Chiều dài của là từ 2 – 4 cm, chiều rộng 1 – 1,5 cm và cuống lá khoảng 0,8 – 2 cm.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, chùm hoa dài khoảng 10 – 13 cm. Chùm hoa dài, phủ bởi lông mịn cùng với lá bắc màu hồng. Tràng hoa màu trắng hay hồng nhạt với môi dưới to và môi trên chia làm 3 thùy. Quả bế, thuôn nhẵn, chiều dài khoảng 0.6 – 0.8 mm.

Hoa và quả thường xuất hiện vào mùa thu – đông.

Thạch đen hay Sương sáo có nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Hiện nay cây được di thực vào nước ta, có mọc hoang dại và được trồng ở nhiều khu vực. Sương sáo thường được dân gian sử dụng để làm thạch ăn với công dụng giải khát và thanh nhiệt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phần thân và lá của cây Thạch đen được sử dụng để làm thuốc.

Có thể thu hái dược liệu quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để thực hiện là vào lúc mùa mưa. Khi đã thu hái về, đem cắt bỏ rễ sau đó rửa sạch. Dược liệu này có thể sử dụng tươi để làm thức ăn hay phơi khô và sử dụng dần dần.

Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm > 60%.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác các thành phần có trong dược liệu Thạch đen. Theo lưu truyền, khi vò lá và thân của cây thạch đen sẽ tạo ra chất pectin màu đen.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền, dược liệu Thạch đen có vị ngọt, tính mát, không có độc. Công dụng chính của cây Sương sáo là giải thử, thanh nhiệt. Thường được sử dụng để chữa các bệnh bao gồm viêm khớp cấp, cảm mạo, đái tháo đường, cao huyết áp. Thạch đen được dùng ở dạng thuốc sắc là chủ yếu. Ngoài ra dược liệu này còn được sử dụng chế biến hàng ngày làm thạch với công dụng giúp giải khát và thanh nhiệt.

Tác dụng dược lý đã được các chuyên gia nghiên cứu bao gồm:

  • Dược liệu Sương sáo được trồng và thu hái ở Cao Bằng có công dụng hạ cholesterol trong máu, chống lão hóa.

  • Người dân Indonesia và Đài Loan còn sử dụng để trị chứng tiểu tiện không thông.

Cách dùng - Liều dùng

Bên cạnh công dụng chế biến ra thạch để giải thử, thanh nhiệt, Thạch đen còn được kết hợp trong nhiều bài thuốc để chữa một số bệnh lý như sau:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sử dụng Biển súc và Thạch đen mỗi vị 30g, Rung rúc 45g. Rửa sạch tất cả, thêm nước vào và đun sôi. Sử dụng hết mỗi ngày 1 lần.

Thạch sương sáo thanh nhiệt

Dùng phần lá và thân cây sương sáo đem phơi khô. Rửa sạch tất cả rồi cho vào nồi nấu nhừ. Tiếp đó sử dụng túi vải vắt lấy nước, thêm bột gạo vào khuấy đều trên bếp cho tới khi dung dịch sánh lại. Đổ phần sương sáo ra khuôn và đợi đông lại để sử dụng.

Lưu ý

  • Không nên cho trẻ em sử dụng quá nhiều thạch sương sáo do có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.

  • Hiện nay có nhiều cửa hàng bán thạch sương sáo đã được chế biến. Tuy nhiên quy trình làm thạch vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, tốt nhất là nên tự chế biến sương sáo tại nhà để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh các gặp các triệu chứng không mong muốn.

  • Phân biệt cây Thạch đen với Cây sương sâm (Tiliacora triandra) để tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
CHUỐI HỘT

CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
TANG THẦM

TANG THẦM

Tang thầm là tên gọi của vị thuốc trong Y học cổ truyền, chỉ quả dâu tằm chín. Vị thuốc này được dùng nhiều để pha trà với công dụng chữa đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón... Đây cũng là một loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tang thầm và những lợi ích sức khỏe của quả Dâu tằm nhé.
administrator
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator