NGHỆ ĐỎ

Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.

daydreaming distracted girl in class

NGHỆ ĐỎ

Giới thiệu về dược liệu Nghệ đỏ

- Ngày nay, khi nhắc đến Nghệ, ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến loại cây có vẻ ngoài giống với cây Gừng nhưng có mùi vị rất thơm và màu vàng đặc trưng, đo chính là Nghệ đỏ. Người ta thường hay sử dụng Nghệ đỏ trong các tình trạng như đau dạ dày, các loại sẹo, hoặc khi cần làm đẹp và làm sáng da. Đặc biệt, Nghệ đó có hàm lượng curcumin trong thành phần rát cao do đó cũng sẽ mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh cũng như chăm sóc sắc đẹp tuyệt vời. Từ đó Nghệ đỏ cũng được coi là một loại thần dược.

- Tên khoa học: Curcuma longa L.

- Họ khoa học: Zingiberaceae (họ Gừng).

- Tên gọi khác: Uất kim, Co hem (dân tộc Mường), Co khản min (dân tộc Thái, Khinh lương (dân tộc Tày), Nghệ,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nghệ đỏ

- Đặc điểm thực vật: 

  • Nghệ đỏ là loại cây ưa khí hậu ôn hòa, sự sinh trưởng của cây tốt nhất khi nhiệt độ môi trường khoảng từ 20 – 25oC, lượng mưa trung bình khoảng 2000 – 2500 mm mỗi năm, độ ẩm khoảng 80 – 85% và pH khoảng 6,5 – 7.

  • Nghệ đỏ thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao chỉ khoảng 60 – 100 cm. Phần thân rễ to, hơi dẹt và có ngấn, phân thành nhiều củ có hình bầu dục, khi cắt ngang thân sẽ thấy có màu vàng thẫm đến cam đậm, có mùi rất thơm.

  • Lá Nghệ có hình trái xoan mọc thẳng từ thân rễ, thuôn hẹp ở phần gốc lá và hơi nhọn ở phần đầu lá. Lá có chiều dài khoảng từ 30 - 40 cm và chiều rộng khoảng 10 – 15 cm, 2 mặt lá nhẵn và đều có màu lục nhạt, mép lá nguyên uốn lượn. Bên trong cuốn lá có bẹ lá non rộng & dài.

  • Cụm hoa có hình trụ hoặc hình trứng đính trên một cán to và dài khoảng 20 cm, mọc từ trung tâm của tán lá. Lá bắc rời và có màu rất nhạt, các lá ở phía dưới mang hoa sinh sản có màu lục hoặc là trắng nhạt. Những lá ở gần ngọn không mang hoa thì hẹp hơn và có màu hồng nhạt ở phần đầu lá. Đài hoa có ba răng không đều và tràng hoa có 1 ống dài, cánh giữa dài hơn các cánh ở cạnh và có màu vàng. Nhị hoa có bao phấn có cựa do một phần lồi ra từ trung đới ở dưới các ô, nhị là nhị lép dài hơn bao phấn. Cánh hoa thuộc dạng cánh môi gần giống dạng mắt chim và chia làm 3 thùy nông, bầu nhụy có lông.

  • Quả cây Nghệ là quả nang có 3 ô mở bằng van, bên trong có các hạt có 1 lớp áo.

  • Cây Nghệ ra hoa và quả chủ yếu vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tại nước ta, cây Nghệ đỏ được trồng rất nhiều tại các tỉnh thành khác nhau trên khắp đất nước. Đây là loại cây sinh trưởng mạnh và có thể sống được ở điều kiện khắc nghiệt. Cây có thể được thấy nhiều ở các tỉnh Hà Giang (tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và Lai Châu (tại huyện Phong Thổ và Sìn Hồ).

  • Trên thế giới, Nghệ đỏ là loại thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay phân bố ở nhiều quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới châu Á có thể kể đến như: Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Campuchia,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần thân rễ của cây.

- Thu hái: thường thu hái vào khoảng 8 và tháng 9.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì cắt bỏ rễ để riêng, sau đó đem đi hấp nghệ trong khoảng 6 – 12 giờ rồi để ráo nước, tiếp đến đem đi phơi nắng hoặc sấy khô sẽ bảo quản được lâu để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh mối mọt, côn trùng,…

Thành phần hóa học của Nghệ đỏ

Nghệ đỏ Việt Nam có chứa các thành phần hóa học sau: 

- Curcumin tinh khiết có hàm lượng 1,5 – 2%.

- Monoterpen.

- Phellandren có hàm lượng chiếm 24,5%.

- Các tinh dầu: 15,9% cineol, 13,2% p-cymen và 8,9% p-pinen. Ngoài ra còn các tinh dầu khác như camphen, limonen, caryophyllen, linalol, borneol, camphor, eugenol, curzerenon,…

- Các dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin B3, C, E, K và các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, sắt,…

- Các hỗn hợp chất mang màu khoảng 3,5 – 4%.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nghệ đỏ theo Y học hiện đại

Nghệ đỏ có các tác dụng dược lý như sau:

- Kháng viêm cấp và mãn tính: dựa trên các nghiên cứu trên chuột cống trắng, nhận thấy tinh dầu Nghệ đỏ có khả năng chống viêm khớp do khả năng ức chế các enzym trypsin và hyaluronidase. Bên cạnh đó, thành phần curcumin có khả năng dọn dẹp những tác nhân oxy hóa gây viêm.

- Chống loét dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa: dựa trên nghiên cứu trên thỏ nhận thấy rằng cao chiết Nghệ đỏ giúp làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy trong dạ dày. Thành phần curcumin còn có công dụng phục hồi các thương tổn ở dạ dày.

- Hỗ trợ điều trị ung thư: curcumin có tác dụng ức chế sự tăng sinh và hình thành mạch máu từ đó ngăn chặn sự xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư.

- Cải thiện hệ thống miễn dịch: thành phần curcumin làm tăng số lượng tế bào miễn dịch.

- Làm sáng da, đẹp da: nhờ thành phần curcumin có khả năng ức chế sắc tô melatonin (chất gây ra tàn nhang, đen da, sạm da,..). Bên cạnh đó curcumin còn giúp giảm lượng dầu nhờn trên da từ đó ngăn ngừa lão hóa da. Một công dụng nổi tiếng khác của Nghệ đối với thẩm mỹ chính là khả năng làm lành các vết sẹo nhanh chóng và giảm thâm do sẹo, mụn,…

- Ngoài ra, Nghệ đỏ còn có các công dụng khác như bảo vệ gan, phòng và chữa các bệnh ngoài da,…

Vị thuốc Nghệ đỏ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: thân rễ có vị cay đắng, tính ấm. Rễ củ có vị cay đắng, hơi ngọt và tính mát.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng:

  • Thân rễ: hành khí, phá huyết, thống kinh, chỉ thống, tiêu viêm,…

  • Rễ củ: hành khí, phá ứ, giải uất, lương huyết,…

- Chủ trị: 

  • Thân rễ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, đau vùng ngực bụng, đau liên sườn dưới, khó thở, đau do chấn thương, tụ máu do chấn thương, viêm loét dạ dày, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, đau nhức tay chân và vàng da.

  • Rễ củ: chữa khí huyết uất trệ, đau bụng sườn, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, nhiệt hôn mô, chữa vết thương lâu lành (dùng ngoài).

Cách dùng – Liều dùng Nghệ đỏ

- Cách dùng: 

  • Thân rễ: nếu dùng ngoài thì Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để thoa vùng bị bệnh. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng làm chất nhuộm màu cho thuốc viên hoặc thực phẩm,..

  • Rễ củ: giã ra và đắp lên vết thương.

- Liều dùng:

  • Thân rễ: khoảng 2 – 6 g mỗi ngày nếu là thuốc sắc, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày.

  • Rễ củ: khoảng 2 – 10 g nếu dùng dạng bột hoặc thuốc sắc.

Một số bài thuốc có vị thuốc Nghệ đỏ

- Bài thuốc trị lở ngứa hoặc ghẻ: Củ Nghệ đỏ, hạt Máu chó, hạt Củ đậu với các lượng bằng nhau cùng với 1 ít Diêm sinh, các nguyên liệu đem đi tán nhỏ rồi hoà cũng với mỡ heo hoặc dầu mè, sau đó bôi lên cái vị trí bệnh.

- Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, thường vị hoặc ợ hơi và ợ chua:

  • 10 g Nghệ đỏ, 12 g Trần bì, 12 g Khổ sâm, 10 g Hương phụ, 10 g Bồ công anh, 8 g Ngải cứu. Các nguyên liệu này sử dụng ở dạng thuốc bột, uống 10 – 20 g mỗi ngày, chia thành 2 lần uống.

  • 12 g Nghệ đỏ, 20 g Đậu đen sao, 12 g Sâm bố chính, 12 g Hoài sơn, 10 g Thổ phục linh, 10 g Trần bì và 10 g mật ong hoặc đường. Các nguyên liệu này đem đi chế thành viên hoàn, uống 10 – 20 g mỗi ngày.

  • Nghệ đỏ, Nam mộc hương, Mật ong và lá Khôi. Các nguyên liệu này đem đi tán thành bột và chế thành viên nén để uống.

- Bài thuốc trị lên cơn suyễn khó thở: 100 g Nghệ tươi đem đi giã nát rồi hoà với Đổng tiện, sau đó vắt lấy nước cốt rồi uống.

- Bài thuốc trị sỏi mật, giúp làm mòn sỏi:

  • Chuẩn bị: 12 g Nghệ đỏ, 40 g Kim tiền thảo, 12 g Mộc hương, 12 g Nhân trần, 12 g Chỉ xác và 12 g Đại hoàng,

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị viêm gan virus cấp tính: 

  • Chuẩn bị: 12 g Nghệ đỏ, 40 g Nhân trần, 40 g Bồ công anh, 40 g Rễ cỏ tranh, 16 g Chi tử, 12 g Đại hoàng sao và 8 g Hoàng liên. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị viêm gan virus mạn tính:

  • Chuẩn bị: 4 g Nghệ đỏ, Côn bố và Đình lịch mỗi vị 12 g, Kiên ngưu và Hải tảo mỗi vị 10 g và 6 g Quế tâm. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Nghệ đỏ

- Những người mắc các bệnh liên quan đến khó đông máu hoặc phụ nữ bị rong kinh kéo dài thì không nên sử dụng Nghệ do Nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu.

- Chỉ nên sử dụng khoảng 2 đến 4 muỗng bột Nghệ hằng ngày do sử dụng liều cao Nghệ trong 1 thời gian dài sẽ có thể dẫn đến các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn chuyển hóa sắt,… 

- Nếu sử dụng bột Nghệ ở liều cao thì khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ bị giảm sút.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐỘC HOẠT

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả, Trường sinh thảo, Độc Hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp, Xuyên Độc hoạt. Độc hoạt hay còn gọi là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
Ô ĐẦU

Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.
administrator
MỘC THÔNG

MỘC THÔNG

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng và chóng mặt của khoa học cũng như y học, rất nhiều những vị thuốc từ thiên nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh những tác động có lợi với sức khỏe. Với sự phát triển đó, có một loại dược liệu đã chứng minh được những tác dụng tuyệt vời đó chính là vị thuốc Mộc thông.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator