TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.

daydreaming distracted girl in class

TINH BỘT NGHỆ

Giới thiệu về dược liệu

Tinh bột nghệ là thành phần được bào chế từ nghệ.

Nghệ, còn được gọi với các tên khác là nghệ nhà, khương hoàng... thuộc nhóm cây thân thảo, họ Gừng, (tên khoa học là Zingiberaceae). Nghệ là cây cây có củ (thân rễ) dưới mặt đất. Chiều cao khoảng 1 mét, tạo thành nhánh cao. Phần thân có màu vàng cam, hình trụ. Thân rễ có mùi thơm đặc biệt. Lá của cây nghệ mọc xen kẽ, xếp thành hai hàng. Có hình thành bẹ lá, cuống lá, phiến lá.

Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể chịu bóng. Loại dược liệu này thích nghi được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. 

Trên thế giới, nghệ thường được trồng ở các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Lào, Ấn Độ, Campuchia. Bên cạnh đó, còn phổ biến ở các nước nhiệt đới từ Nam Á cho đến Đông – Nam Á và Đông Á, Đông Phi hay Tây Phi. Đây là một loại thực vật rất phổ biến trên toàn thế giới, với số lượng nhiều cũng như giá thành rẻ.

Tại Việt Nam, nghệ được trồng ở khắp nơi từ vùng đồng bằng ven biển cho tới vùng núi cao trên 1500 m. Ở cao nguyên đá như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Phong Thổ (Lai Châu), Sìn Hồ, loại dược liệu này vẫn phát triển tốt. Nghệ có thể sống và phát triển được ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, các tỉnh phía nam cho tới cận nhiệt đới núi cao phía bắc, với nhiệt độ trung bình thấp hơn 20oC.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh bột nghệ là thành phần được bào chế từ những củ nghệ tươi. Sau khi rửa sạch củ nghệ bên trong lồng quay ly tâm, đem đi nghiền nát trong máy xay. Lấy hỗn hợp thu được đem hòa chung với nước rồi chưng cất, tách lọc.

Quá trình chưng cất này được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau cùng, dầu nghệ, chất xơ, chất bã và phần nhựa bị loại bỏ; thu được tinh bột nghệ nguyên chất. Thêm nước vào bể lắng, tinh bột nghệ vàng nguyên chất lắng xuống dưới đáy. Lấy phần này đem phơi hay sấy khô bằng lồng, sẽ thu được tinh bột nghệ vàng.

Thành phần hóa học

Thành phần có công dụng chính trong tinh bột nghệ là curcumin. Tuy nhiên, hàm lượng của thành phần này trong tinh bột nghệ nguyên chất chiếm tỉ lệ không nhiều hơn bột nghệ. Thế nhưng, thành phần này tinh khiết hơn, không còn bị pha trộn cùng với các chất bã khác.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học hiện đại

Trị viêm loét dạ dày tá tràng, tốt cho hệ tiêu hóa

Tinh bột nghệ thường được sử dụng phối hợp trong điều trị các triệu chứng của viêm dạ dày mạn. Bên cạnh đó, tinh bột nghệ còn có công dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày trên những bệnh nhân viêm dạ dày, nhiễm Helicobacter pylori.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Thành phần Curcumin có trong tinh bột nghệ, được ghi nhận có công dụng ức chế sự tăng sinh, hình thành mạch, giúp giảm xâm lấn và di căn của ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư tiền liệt tuyến,… Bên cạnh đó, thành phần curcumin còn có công dụng làm chậm quá trình tăng trưởng, tăng sinh của tế bào ung thư.

Tăng cường miễn dịch

Curcumin đã được chứng minh với công dụng giúp tăng số lượng các tế bào miễn dịch, giúp ức chế sự hình thành khối u, hỗ trợ trong điều trị nhiều bệnh ung thư hiện nay

Làm đẹp da

Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ có hiệu quả ức chế sắc tố melanin. Melanin là nguyên nhân chính gây ra sạm da, tàn nhang. Nó còn có tác động trong điều hòa lượng dầu nhờn trên da, chống lão hóa. Chính vì vậy, tinh bột nghệ sẽ giúp đem lại cho bạn làn da trắng hồng mịn màng và khỏe mạnh. Khi được sử dụng trực tiếp trên da, curcumin còn giúp làm liền các vết sẹo, hỗ trợ loại bỏ các vết thâm do mụn.

Bên cạnh đó, tinh bột nghệ còn có công dụng phòng chống các bệnh ngoài da bao gồm vảy nến, lupus ban đỏ, mụn,..

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, tinh bột nghệ có tác dụng giảm đau, phá huyết và làm lành sẹo. Được sử dụng trong kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, đau liên sườn, đau tức sườn ngực, khó thở.

Phụ nữ đau bụng sau sinh do máu kết hòn cục, hay ứ huyết do sang chấn, bệnh nhân viêm loét dạ dày do stress hay vi khuẩn có thể sử dụng.

Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có công dụng làm lành vết thương hở, không để lại sẹo xấu.

Cách dùng - Liều dùng

Chỉ nên dùng khoảng 2 ly tinh bột nghệ được pha vào mỗi ngày. Liều sử dụng thông thường nhất là  1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ pha trong 250ml nước ấm.

Khi sử dụng quá liều, cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, bị thiếu sắt (đối với những người mẫn cảm)...

Thời điểm sử dụng tinh bột nghệ tốt nhất:

  • Nên uống vào buổi sáng.

  • Trước bữa ăn khoảng 15 phút.

  • Khi dùng, sau bữa ăn cần đợi khoảng hơn 1 tiếng mới sử dụng.

  • Nếu uống sau bữa ăn nhẹ (hay bữa ăn dặm) thì đợi khoảng 20 phút.

Lưu ý

Tinh bột nghệ là thành phần có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe cũng như sắc đẹp làn da, nhưng hấp thụ qua đường tiêu hóa khá kém. Do đó, khi sử dụng thường được pha với nước ấm, mật ong hay tiêu đen để tăng cường hiệu quả.

Không chà xát mạnh khi sử dụng tinh bột nghệ để đắp mặt nạ. Sau khi đắp, để khô tự nhiên sẽ giúp tránh màu vàng của nghệ lưu lại lâu trên da. Vào buổi sáng hôm sau nên dùng sữa tươi, sữa chua hay nước hoa hồng để rửa sạch phần màu vàng còn sót lại.

Trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, có thể uống bột nghệ sau khi ăn 1h để có hiệu quả tốt nhất. Tinh bột nghệ sẽ giảm tác dụng khi uống lúc đói. Do đó, nhớ đừng uống khi đói. Khi kiên trì sử dụng bột nghệ với liều lượng phù hợp có thể mang lại cho chúng ta nhiều hiệu quả bất ngờ.

TÁC HẠI CỦA SỬ DỤNG TINH BỘT NGHỆ KHÔNG ĐÚNG CÁCH

  • Không nên sử dụng quá 2 - 4 muỗng bột nghệ mỗi ngày. Sử dụng liều cao tinh bột nghệ trong thời gian kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt,…

  • Khi dùng tinh bột nghệ liều cao, trong thời gian dài còn gây giảm hiệu quả kháng viêm của cơ thể.

  • Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông, phụ nữ rong kinh kéo dài không sử dụng, vì nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu.

Mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của tinh bột nghệ, nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XÀ SÀNG

XÀ SÀNG

Xà sàng (Cnidium monnieri) là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong trong y học cổ truyền. Xà sàng được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ngứa ngáy, viêm da, rôm sảy, đau đầu, và còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xà sàng và cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
BỤP GIẤM

BỤP GIẤM

Bụp giấm, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây giấm, đay nhật, lạc thần hoa. Có đôi khi đi ngang những bụi cây ven đường, ta có thể vô tình bắt gặp những búp hoa đỏ thắm bắt mắt, nếu có ai một lần nếm thử, chắc cũng sẽ nhớ vị chua nhè nhẹ của bông hoa ấy. Tên của nó là Bụp giấm, hay có những người còn gọi nó với cái tên Atiso đỏ hiện nay được dùng khá nhiều vào công nghệ chế biến thực phẩm, nước uống vì mùi vị dễ chịu và màu sắc tươi đẹp của nó. Nhưng không phải ai cũng biết, nó còn là một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator