SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…

daydreaming distracted girl in class

SÂM BỐ CHÍNH

Giới thiệu về dược liệu Sâm bố chính

- Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…

- Tên khoa học: Hibiscus sagittifolius Kurz hoặc Hibiscus abelmoschus L. hoặc Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merrr.

- Họ khoa học: Malvaceae (họ Cẩm quỳ hoặc họ Bông).

- Tên gọi khác: Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên, Sâm báo, Sâm khu năm,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm bố chính

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm bố chính thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, thân cây mọc đứng và có chiều cao khoảng 50 cm, khá yếu vì có thể cần phải tựa vào những cây xung quanh (các cây thường có chiều cao khoảng 1 m hoặc hơn). 

  • Rễ cây có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có nhiều rễ củ có hình người khá giống củ Nhân sâm (do đó mới có tên Sâm bố chính).

  • Lá Sâm bố chính mọc ở gần gốc và có hình bầu dục không xẻ, ở cuối phiến lá mang hình mũi tên hoặc có hình trái tim, đầu của phiến lá không nhọn. Những lá ở phần ngọn và những lá ở giữa mang hình dáng hẹp dần, phiến lá xẻ 5 thùy hình dải, có cuống ngắn hơn, bề mặt lá có hình sao và có lông đơn.

  • Hoa Sâm bố chính có màu nâu đỏ hoặc màu hồng, có 1 chút màu vàng ở phần giữa hoa. Hoa là hoa đơn mọc ở nách lá và có đường kính khoảng 8 cm. Cuống hoa có chiều dài từ 5 đến 8 cm, phần đầu cuống hơi phình và có các lông cứng trên bề mặt. Đài hoa có từ 7 – 10 bộ phận, chiều dài đài hoa khoảng 12 – 14 mm và thường rụng sớm. Hoa Sâm bố chính có 5 cánh, chiều dài hoa khoảng 3 – 6 cm và chiều rộng khoảng 3 – 4 cm.

  • Quả Sâm bố chính có hình trứng nhọn và có lông ở bên ngoài. Quả khi chín thường nứt ra thành 5 mảnh, mặt bên trong và mặt bên ngoài đều có lông. 

  • Hạt bên trong quả có màu nâu, hình giống quả thận.

  • Sâm bố chính ra hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: ở nước ta, Sâm bố chính mọc dại hoặc được trồng ở nhiều tỉnh thành như khu vực vùng núi Nam Đàn, Hương Sơn và Thanh Chương ở Nghệ An – Hà Tĩnh; một số tỉnh phía Bắc như các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc, các tỉnh Hòa Bình, Quảng Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường dùng rễ củ của cây để làm thuốc.

- Thu hái: thời điểm tốt nhất để thu hoạch rễ củ là vào mùa đông.

- Chế biến: sau khi thu hái rễ củ về thì đem đi rửa sạch các tạp chất, đất cát rồi ngâm với nước vo gạo trong 1 đêm. Tiếp đến thì đồ chín rồi đem phơi khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học của Sâm bố chính

Dược liệu Sâm bố chính có các thành phần hóa học như:

- Các acid amin: histidin, prolin, leucin, valin, arginin, threonin, alanin, tyrosin, phenylalanin,…

- Các acid béo như acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linolenic, acid myristic,…

- Các thành phần khác như protein, lipid, các acid hữu cơ, coumarin, phytosterol, các hợp chất uronic, các nguyên tố vi lượng, các chất nhầy, tinh bột,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm bố chính theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm bố chính có các tác dụng dược lý như:

- An thần, ức chế thần kinh trung ương: dựa trên những thử nghiệm trên động vật cho thấy Sâm bố chính sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm phúc mạc cho tác dụng kéo dài giấc ngủ, giảm co giật, giảm hoạt động tự nhiên,…

- Bên cạnh đó, dựa trên những thử nghiệm trên còn chỉ ra rằng Sâm bố chính giúp tăng tác dụng của thuốc barbiturat.

Vị thuốc Sâm bố chính trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt đắng, tính mát.

- Quy kinh: vào Tâm, Phế, Tỳ và Thận.

- Công năng: bổ Tỳ Vị, dưỡng ẩm, bổ huyết, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân, chỉ khát, trợ tiêu hóa,…

- Chủ trị: chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ, khó ngủ, suy dinh dưỡng, kinh nguyệt không đều, lao phổi ở trẻ nhỏ, ho, hen suyễn, sốt, thiếu máu, đổ mồ hôi nhiều, đau lưng, động kinh, khó tiêu, sinh lý kém,…

Cách dùng – Liều dùng của Sâm bố chính

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, cũng có thể chế viên hoàn hoặc ngâm rượu để uống.

- Liều dùng: mỗi ngày từ 10 – 20 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm bố chính

- Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết:

  • Chuẩn bị: 30 g Sâm bố chính, 15 g Củ mài, 15 g Đương quy, 15 g Dĩ nhân, 12 g Hồi dầu và Mật ong nguyên chất.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột rồi trộn cùng với 1 lượng Mật ong vừa đủ để được hỗn hợp mịn, khô và không dính tay. Sau đó chế thành viên hoàn sử dụng uống khoảng 15 – 20 g mỗi ngày.

- Bài thuốc giúp bổ huyết, trị thiếu máu:

  • Chuẩn bị: 100 g Sâm bố chính, 100 g Giao đằng, 100 g Hạt sen, 40 g Cam thảo, 8 g Bát giác hồi hương và 12 g Thảo quả.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi nghiền lấy bột, sau đó vo để chế thành các viên hoàn nhỏ rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 20 g.

- Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt:

Cách 1:

  • Chuẩn bị: 16 g Sâm bố chính, 16 g Ngải cứu, 16 g Ích mẫu, 20 g cỏ Nhọ nồi, 20 g Thục địa, 12 g củ Cây gai và 10 g củ Ấu.

  • Tiến hành: Ngải cứu và cỏ Nhọ nồi đem đi sao vàng và kết hợp với các vị thuốc còn lại thành 1 thang. Tiến hành sắc thuốc đến khi còn khoảng 200 mL nước đặc thì chia thành 3 lần uống. Sử dụng 1 thang mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, tắc kinh, chậm kinh,…

Cách 2: 

  • Chuẩn bị: 10 g Sâm bố chính, 10 g lá Ngải cứu và 10 g Sung úy.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc uống trong 7 ngày liên tục.

- Bài thuốc chữa lao phổi ở trẻ em:

  • Chuẩn bị: 6 - 10 g Sâm bố chính, 200 g siro Cam thảo và 180 mL nước đun sôi để nguội.

  • Tiến hành:  tất cả các nguyên liệu trên đem đi trộn đều để tạo hỗn hợp hòa quyện. Cho trẻ uống 1 muỗng mỗi lần, 1 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị lo âu, trầm cảm:

  • Chuẩn bị: 16 g Sâm bố chính, 12 g Củ khoai mài, 12 g Hà thủ ô , 12 g Ích trí nhân, 12 g Bá tử nhân, 8 g Táo nhân, 8 g Cam thảo dây, 8 g Thủy ngọc, 8 g Liên tu, 8 g Xương bồ và 4 g Nhục quế.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với khoảng 500 mL, nước sắc đến khi cô lại còn 300 mL thì ngừng. Chia làm 2 lần uống trong ngày giúp an thần và giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

- Bài thuốc trị động kinh:

  • Chuẩn bị: 20 g Sâm bố chính, 20 g Vỏ quýt, 20 g Nam tam tinh, 20 g Yết vĩ, 4 g Quế, 40 g Ý dĩ, 1 g Chu sa và 1 Quả tim heo.

  • Tiến hành: Sâm bố chính, Nam tam tinh, Ý dĩ, Quế và Vỏ quýt đem đi tán thành bột mịn. Tiếp đến, trộn bột thuốc với Chu sa rồi nhét vào bên trong tim heo. Hấp cách thủy  trong 40 phút rồi chia ra làm 3 lần ăn trong ngày đến hết.

- Bài thuốc chữa rối loạn giấc ngủ, nặng ngực, mệt mỏi:

  • Chuẩn bị: 120 g Sâm bố chính, 80 g Mậu ất chi, 40 g Tầm gửi sống trên cây Dâu, 40 g hạt Dây tơ hồng, 40 g Dạ hợp, 40 g quả Dâu, 20 g Dứa dại, 20 g Ba kích, 20 g Cao xương hổ và 2 L Rượu trắng.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi ngâm rượu. Sau 2 ngày 2 đêm thì lấy chưng cách thủy và hạ thổ trong vòng 7 ngày. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 40 mL.

Lưu ý khi sử dụng Sâm bố chính

- Lưu ý 1 số người có thể dị ứng với Sâm dẫn đến các triệu chứng như mề đay, đỏ da, ngứa da hoặc nặng hơn là sưng môi, khó thở, hạ huyết áp,…

- Những người thể trạng hư hàn thì cần phải tẩm Sâm bố chính với nước Gừng rồi sao thật kỹ mới sử dụng.

- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và nên lựa chọn đúng loại Sâm bố chính có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

 

Có thể bạn quan tâm?
SỪNG TÊ GIÁC

SỪNG TÊ GIÁC

Tê giác là một trong những loài động vật có sừng đáng quý nhất trên thế giới và được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực. Sừng tê giác được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền như một phương pháp điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, sự săn bắt và tàn phá của con người đã đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, Sừng tê giác đang là một trong những đối tượng được quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sừng tê giác trong y học và cần có sự thay đổi tư duy để bảo vệ loài động vật này.
administrator
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator
CÂY RÁY

CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẪU LỆ

MẪU LỆ

Nhắc đến hàu ai ai cũng nghĩ tới một loại hải sản rất ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích thích thông qua nhiều cách chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên bên cạnh việc đây là một món ăn nổi tiếng, bản thân hàu còn là một vị thuốc quý, đó chính là phần vỏ có thể dùng làm thuốc với tên thường gọi trong Y học cổ truyền là Mẫu lệ. Vỏ hàu có trong rất nhiều các bài thuốc điều trị những bệnh liên quan đến kinh nguyệt, di tinh, ra mồ hôi trộm. Đây là một vị thuốc đặc biệt khi được bào chế từ bộ phận tưởng chừng như là không dùng đến.
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
CÂY BÌM BỊP

CÂY BÌM BỊP

Bìm bịp (Clinacanthus nutans) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền của Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị đắng, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như viêm da, mẩn ngứa, cảm cúm, và đau đầu. Ngoài ra, Bìm bịp còn có các thành phần hoạt chất quan trọng như flavonoid và phenolic, đã được nghiên cứu cho hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất và công dụng của dược liệu Bìm bịp.
administrator